Kéo dài Thông tư 02: Nỗi lo đẩy nợ xấu cho tương lai

Quỳnh Dung - 01/08/2024 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Việc gia hạn Thông tư 02 là cần thiết trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, cần có giải pháp mạnh để không gia tăng và đẩy nợ xấu cho tương lai.

Kéo dài Thông tư 02 là hợp lý

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 06/2024/TT-NHNN (TT06) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2023/TT-NHNN (TT02) về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Cụ thể, TT06 cho phép kéo dài thêm 6 tháng thời hạn thực hiện giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo TT02 đến hết ngày 31/12/2024.

Kéo dài hiệu lực TT02 là nguyện vọng của hầu hết ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm, nhu cầu tín dụng yếu. Bởi việc TT02 hết hạn vào 30/6/2024 sẽ tạo áp lực trả nợ rất lớn cho các doanh nghiệp và ngân hàng khi tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy, TT02 được gia hạn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc trả nợ, còn ngân hàng tránh được nguy cơ nợ xấu tăng cao.

Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, những tháng đầu năm, kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn, sức cầu của nền kinh tế còn yếu, tín dụng tăng trưởng chậm. Do đó, việc kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo TT02 đến hết 31/12/2024 sẽ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân khi giảm được áp lực trả nợ, tạo điều kiện quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới, có thêm nguồn lực đầu tư, phục hồi kinh doanh.

Về phía ngân hàng, việc kéo dài chính sách cơ cấu nợ cũng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm, đồng thời giảm áp lực nợ xấu cho cả hệ thống.

NHNN khẳng định, kéo dài TT02 sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế trích lập dự phòng rủi ro do kéo dài thời gian cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với hệ thống. Ngoài ra, kéo dài TT02 sẽ góp phần làm giảm mức độ gia tăng nợ xấu nội bảng của tổ chức tín dụng và tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng thực hiện hỗ trợ cho khách hàng.

Theo NHNN, đến 31/12/2023, có gần 188.000 lượt khách hàng đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu là trên 183.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nợ xấu vẫn có xu hướng gia tăng. Thống kê mới nhất từ Chứng khoán Mirae Asset cho thấy tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng niêm yết tăng đáng kể so với cuối năm ngoái, lên mức 2,2%. Tổng nợ xấu của 27 ngân hàng niêm yết đến cuối quý I/2024 đã vượt 221.000 tỷ đồng. Trước đó, tỷ lệ nợ xấu từng giảm trong quý IV/2023.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - Đại học Kinh tế TP. HCM, cho rằng nợ xấu đang có xu hướng gia tăng và có thể tạo nên làn sóng phát mãi tài sản cũng như làn sóng phá sản của doanh nghiệp. Vì thế, việc kéo dài TT02 giúp các ngân hàng có thêm thời gian đối phó, xử lý nợ xấu và cũng gỡ khó cho các doanh nghiệp.

Ông Huân dự báo, nợ xấu của các ngân hàng thương mại có thể đạt đỉnh trong quý II này. Do vậy, việc kéo dài Thông tư 02 từ nay tới cuối năm 2024 là hợp lý.

VIS Rating nhìn nhận, tỷ lệ hình thành nợ xấu sẽ chậm lại trong năm nay nhờ khả năng trả nợ của khách hàng cải thiện khi điều kiện kinh doanh trong nước khả quan hơn và lãi suất thấp. VIS Rating kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu toàn ngành sẽ giảm xuống 1,7% - 1,8% trong năm 2024 từ mức đỉnh 5 năm là 1,9% ghi nhận vào cuối năm 2023.

Chứng khoán SSI dự báo, tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2024 có thể chỉ tăng nhẹ so với cuối năm 2023 (ước tính từ mức 1,63% tăng lên 1,68%), vì các ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc xóa nợ xấu và nền kinh tế được dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay. Tuy vậy, các khoản nợ có vấn đề vẫn cần được giám sát chặt chẽ.

Lo ngại “bức màn che nợ xấu”

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc tiếp tục TT02 có thể có lợi trước mắt cho người đi vay và cả ngân hàng, song kéo dài quy định này cũng có những điểm lo ngại, đặc biệt khi quy định này hết hiệu lực sẽ tạo áp lực lớn về nợ xấu cho hệ thống vì nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) vốn đã không được thể hiện một cách chính xác.

Với quy định này, những con số về tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ thấp hơn thực tế. Như vậy, rủi ro nợ xấu vẫn luôn thường trực, chỉ có điều con số sẽ đẹp hơn trong hiện tại nhờ được đẩy cho tương lai. Còn thực chất các nhà băng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Vì thế, rất có thể tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng đột biến, các khoản nợ nhảy nhóm khi thông tư này hết hiệu lực vào cuối năm.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng chính sách này cũng có mặt trái khi đây như là "bức màn che nợ xấu" bởi quy mô, tỷ lệ nợ xấu thực sự sẽ "ẩn mình" vì chưa phải trả, các nhóm nợ vẫn được giữ nguyên.

Ông Huân đánh giá việc áp dụng TT02 giống như việc "làm mát" một động cơ đang quá nóng bằng cách tắt đồng hồ đo nhiệt độ của nó. Điều này giúp cho chúng ta có cảm giác là động cơ không còn nóng nữa, vì không biết nhiệt độ của nó là bao nhiêu, nhưng thực tế thì nó vẫn nóng và ngày càng nóng hơn.

Theo ông Huân, nếu cuối năm nay, NHNN không kéo dài TT02, lúc đó tỷ lệ nợ xấu có thể tăng lên rất lớn, thậm chí gấp đôi gấp ba so với con số hiện nay nếu các doanh nghiệp vẫn chưa tăng được dòng tiền, hiệu quả kinh doanh chưa cải thiện. Điều này tạo rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống ngân hàng.

Chuyên gia tài chính - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - cũng bày tỏ lo ngại về mặt trái của chính sách này. Đó là việc có những doanh nghiệp tích cực tận dụng chính sách nhưng cũng sẽ có những doanh nghiệp không tận dụng được cơ hội từ nguồn vốn này. Vì thế, nếu ngân hàng cứ cho vay thì gánh nặng sẽ tăng cho bản thân doanh nghiệp, nợ xấu cũng tăng cao, kéo theo nguy cơ mất vốn.

Chuyên gia tài chính – TS Cấn Văn Lực cảnh báo khi thông tư này hết hiệu lực, nếu các doanh nghiệp không phục hồi, rủi ro nợ xấu có thể tăng lên, ảnh hưởng tiêu cực đến cả doanh nghiệp, bên vay và tổ chức tài chính.

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng NHNN nên xem xét không thể gia hạn thêm việc giữ nguyên nhóm nợ vì việc này sẽ khiến bức tranh tài chính của nền kinh tế không rõ ràng, minh bạch. Các ngân hàng cần phân loại đầy đủ các nhóm nợ để chất lượng tín dụng rõ hơn, vì việc này liên quan đến các chính sách điều hành tiền tệ nói riêng và chính sách kinh tế chung của nhà nước.

Chính thức gia hạn Thông tư 02 về giãn nợ đến hết năm 2024

Chính thức gia hạn Thông tư 02 về giãn nợ đến hết năm 2024

Ngân hàng
(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 06 kéo dài thời gian thực hiện chính sách tại Thông tư 02 về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ đến hết ngày 31/12/2024.
Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão Yagi

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão Yagi

(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi).

Bộ Công Thương làm việc với công an và thanh tra về vi phạm điện gió, mặt trời

Bộ Công Thương làm việc với công an và thanh tra về vi phạm điện gió, mặt trời

(VNF) - Bộ Công Thương vừa có báo cáo Thủ tướng liên quan đến việc ban hành bổ sung, cập nhập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Huawei ra mắt điện thoại gập ba, đi trước Apple một nước?

Huawei ra mắt điện thoại gập ba, đi trước Apple một nước?

(VNF) - Bắt đầu từ ngày 7/9, Huawei đã gây chú ý lớn khi mở đặt hàng trước cho chiếc Huawei Mate X - được quảng cáo là chiếc điện thoại gập ba đầu tiên trên thế giới. Đây được coi là một nước cờ thông minh giúp Huawei chiếm trọn chú ý trước sự kiện ra mắt của Apple vào ngày 9/9.

Choáng ngợp biệt phủ của CEO Mailisa tại TP.HCM

Choáng ngợp biệt phủ của CEO Mailisa tại TP.HCM

(VNF) - Biệt phủ này tọa lạc tại một khu dân cư ở phường Thới An (quận 12, TP. HCM) với diện tích trên 4.000m2.

Nhiệt điện Quảng Trạch II hơn 2 tỷ USD: Chuyển từ đốt than sang dùng khí

Nhiệt điện Quảng Trạch II hơn 2 tỷ USD: Chuyển từ đốt than sang dùng khí

(VNF) - Nhà máy nhiệt điện LNG Quảng Trạch II với công suất 1.500MW trong quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt; tổng mức đầu tư hơn 52.000 tỷ đồng tới đây sẽ được thực hiện tại Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình.

Hà Nội: Bàn giao đất bị thu hồi đúng tiến độ, thưởng tới 500 triệu

Hà Nội: Bàn giao đất bị thu hồi đúng tiến độ, thưởng tới 500 triệu

(VNF) - Các tổ chức kinh tế bàn giao mặt bằng đúng tiến độ có thể được thưởng lên tới 500 triệu đồng nếu có nhà xưởng hoặc nhà làm việc bị thu hồi.

Bảo hiểm tạm ứng, bồi thường ngay cho các thiệt hại do bão Yagi

Bảo hiểm tạm ứng, bồi thường ngay cho các thiệt hại do bão Yagi

(VNF) - Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm đã có công văn đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và Doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm do cơn bão số 3 gây ra, chậm nhất ngày 12/9

Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ: Lời hứa với dân chưa thành của Bộ trưởng Giao thông - Vận tải

Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ: Lời hứa với dân chưa thành của Bộ trưởng Giao thông - Vận tải

(VNF) - Trước khi xảy ra sự cố đáng tiếc, cầu Phong Châu từng được các cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị nâng cấp hoặc xây cầu mới để thay thế vào tháng 8/2022.

BAC A BANK ưu đãi tỷ giá cho khách hàng mua ngoại tệ và chuyển tiền quốc tế

BAC A BANK ưu đãi tỷ giá cho khách hàng mua ngoại tệ và chuyển tiền quốc tế

(VNF) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình “Tỷ giá giảm sâu - Kết nối bền lâu” dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có giao dịch mua ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế tại BAC A BANK.

Lúa mì Ukaine nhập về Việt Nam tăng đột biến, hơn 1.800%

Lúa mì Ukaine nhập về Việt Nam tăng đột biến, hơn 1.800%

(VNF) - 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi ra lượng tiền gấp gần 20 lần cùng kỳ năm ngoái để gom mua một loại hạt của Ukraine.