'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Câu chuyện buồn" này gắn liền với đà tăng doanh thu cũng như lợi nhuận ngày càng chậm lại của "ông chủ" chuỗi FPT Shop. Năm 2018, doanh thu thuần của FPT Retail đạt 15.298 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2017 (tuyệt đại đa số doanh thu của FPT Retail hiện đến từ FPT Shop).
Mức tăng này thấp hơn đáng kể năm 2017 và năm 2016, lần lượt 21% và 37%.
Xét riêng quý IV/2018, mức tăng doanh thu thuần chỉ vỏn vẹn 8% so với cùng kỳ năm 2017. Sang đến quý I/2019, tình hình còn kém khả quan hơn khi doanh thu chỉ tăng vỏn vẹn 3,4%.
Về lợi nhuận, quý I/2019, lợi nhuận sau thuế của FPT Retail tăng không đáng kể, chỉ 0,14%. Con số này kém rất xa mức tăng 20% của năm 2018, 39% của năm 2017 và 42% của năm 2016.
Thị trường bán lẻ thiết bị di động chững lại là nguyên nhân khiến FPT Retail gặp "điểm tới hạn" trong kết quả kinh doanh. Xét trên bình diện chung, chuỗi bán lẻ nào cũng phải chịu tác động đáng kể.
Đi sâu hơn, sự suy giảm rõ rệt trong đà tăng doanh thu và lợi nhuận của "ông chủ" chuỗi FPT Shop còn gắn liền với việc Apple ra mắt 3 mẫu điện thoại mới gồm iPhone XR, XS và XS Max vào giữa tháng 11/2018. Các sản phẩm mới này ghi nhận mức tiêu thụ thấp hơn kỳ vọng, dẫn đến việc giảm giá bán sản phẩm iPhone để giải quyết hàng tồn kho, tác động tiêu cực đến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Thống kê cho thấy, doanh thu từ các sản phẩm Apple chiếm khoảng 36% trong tổng doanh thu FPT Retail trong quý I/2019, giảm đáng kể so với mức 40% của quý I/2018. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các sản phẩm Apple cũng giảm xuống 6,5% trong quý I/2019, so với mức 7,5% của quý I/2018.
Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 4, Apple đã có động thái hỗ trợ các nhà bán lẻ thông qua việc giảm giá cho các dòng sản phẩm đời trước như iPhone 7 và 8. Cùng với đó, Samsung và Oppo cũng liên tục ra mắt các mẫu điện thoại mới vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4.
Điều này đã giúp doanh thu tháng 4/2019 của FPT Retail tăng tới 31% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1.292 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế còn tăng ấn tượng hơn với 43,7%, đạt 33,5 tỷ đồng.
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2019, doanh thu của FPT Retail đạt 5.310 tỷ đồng, tăng 9%; trong khi lợi nhuận đạt 113,9 tỷ đồng, tăng 10%.
Dự báo về tình hình kinh doanh của FPT Retail, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng mảng điện thoại của doanh nghiệp này sẽ tiếp tục hồi phục trong phần còn lại của năm nhờ biên biên lợi nhuận gộp mảng iPhone được cải thiện và 2 hãng điện thoại có thị phần dẫn đầu tại Việt Nam là Samsung và Oppo cùng tung ra các sản phẩm chủ lực từ quý II trở đi.
Tất nhiên, FPT Retail cũng có những động thái mang tính chủ động để vực dậy tăng trưởng trong bối cảnh thị trường tiến tới bão hòa, thay vì phụ thuộc nhiều vào các hãng điện thoại lớn.
Từ cuối năm 2017, FPT Retail đã triến khai chương trình F.Friend - chương trình tiếp cận khách hàng là cán bộ, nhân viên tại các doanh nghiệp (khách hàng F.Friend sẽ được hưởng nhiều ưu đãi khi mua hàng tại FPT Shop). Trước đó, FPT Retail đã tung ra chương trình trợ giá Subsidy (hợp tác với các nhà mạng để trợ giá sản phẩm), cũng nhằm mục đích thúc đẩy doanh thu.
Theo đánh giá của công ty chứng khoán VDSC, 2 chương trình này đã góp phần không nhỏ giúp FPT Retail có thể duy trì tăng trưởng doanh thu trên mỗi cửa hàng (SSSG) từ 1%-3% trong 2 năm gần đây, xấp xỉ MWG. "Đây là con số không tồi, nhất là tính đến việc mảng ICT của FPT Retail bị ảnh hưởng mạnh hơn từ sự bão hòa của thị trường do có tỷ trọng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào phân khúc điện thoại cao cấp", VDSC nhận định.
Dù vậy, theo VDSC, đóng góp của 2 chương trình này đang chững lại, hiện vẫn dừng ở mức 10% trên tổng doanh thu sau 1 năm qua, thấp hơn kỳ vọng của ban lãnh đạo FPT Retail cũng như kỳ vọng của công ty chứng khoán này.
Bên cạnh 2 chương trình trên, FPT Retail gần đây cũng bắt đầu hợp tác với "ông lớn" điện máy Nguyễn Kim và nền tảng thương mại điện tử xuyên quốc gia Fado, bằng cách cung cấp danh mục các sản phẩm mới trên trang web fptshop.com.vn để khai thác lượng khách truy cập hiện có của công ty, bao gồm các sản phẩm điện tử tiêu dùng của Nguyễn Kim và sản phẩm từ Mỹ, Nhật Bản và Đức thông qua Fado.
Cụ thể, Nguyễn Kim và Fado chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến hàng hóa, trong khi FPT Retail sẽ đóng vai trò là nơi bán hàng cho khách hàng và chỉ nhận phí hoa hồng từ phía Nguyễn Kim và Fado mỗi khi có giao dịch thành công trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
Do mới chỉ trong quá trình thử nghiệm trên website nên FPT Retail chỉ hưởng một khoản hoa hồng không đáng kể. Nếu khả quan, phạm vi hợp tác sẽ được mở rộng ra các cửa hàng FPT Shop.
Mặc dù vậy, với mức độ cạnh tranh rất cao và ngày càng tăng lên trong ngành điện máy và mua hàng xuyên biên giới, công ty chứng khoán VDSC cho rằng ngay cả khi FPT Retail có thể chuyển đổi lượng khách tăng thêm sang doanh thu bán lẻ của chính mình thì đóng góp từ các hợp tác trên vào kết quả kinh doanh cũng không quá triển vọng.
Năm 2019, VDSC dự báo doanh thu thuần của FPT Retail đạt 17.195 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 373 tỷ đồng, tăng lần lượt 12,4% và 7,2% so với năm trước đó. Đối với năm 2020, doanh thu FPT Retail được dự báo đạt 18.695 tỷ đồng, tăng 8,7%; trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 439 tỷ đồng, tăng 17,7%.
Có phần lạc quan hơn, Công ty Chứng khoán SSI dự báo tổng doanh thu trong năm 2019 của FPT Retail sẽ tăng 12,9% là 17.287 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước tính tăng 15,2% đạt 400,6 tỷ đồng. Sang năm 2020, SSI ước tính tổng doanh thu tăng 15,7% lên 19.998 tỷ đồng, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế ước tính chỉ tăng 2,7% đạt 411,6 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.