Khó tiếp cận công nghệ bán dẫn, Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ

Vy Ba - 09/09/2024 14:41 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 8/9 rằng nước này "không hài lòng" trước việc Hà Lan mở rộng kiểm soát xuất khẩu thiết bị sản xuất chip của ASML Holdings do ảnh hưởng bởi “sự ép buộc” từ Mỹ.

Hà Lan siết xuất khẩu công cụ sản xuất chip sang Trung Quốc

Chính phủ Hà Lan ngày 6/9 cho biết họ sẽ mở rộng các yêu cầu cấp phép xuất khẩu đối với các công cụ quang khắc nhúng cực tím sâu (DUV) 1970i và 1980i của ASML.

Mặc dù không phải là sản phẩm mới nhất trong dòng DUV, nhưng đây là các công cụ DUV nhúng với tia laser argon fluoride (ArF) có khả năng phân giải 38nm, được thiết kế để xử lý các tấm wafer với công nghệ cấp 7nm.

Hà Lan hồi tháng 1 đã thu hồi giấy phép xuất khẩu cho phép ASML vận chuyển máy NXT: 2000i và các công cụ cao cấp khác tới Trung Quốc.

Bảo vệ quyết định của chính phủ Hà Lan, Bộ trưởng Thương mại Reinette Klever đã viện dẫn những lo ngại về an ninh quốc gia. Bà nhấn mạnh rằng động thái này được thực hiện để "bảo vệ Hà Lan".

Phản ứng trước động thái trên, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 8/9 cho hay: "Trong những năm gần đây, để duy trì quyền bá chủ toàn cầu, Mỹ đã tiếp tục ép buộc một số quốc gia thắt chặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn và thiết bị liên quan. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này".

Bộ này cũng cho biết thêm rằng phía Hà Lan "không nên lạm dụng kiểm soát xuất khẩu, tránh các biện pháp gây tổn hại đến sự hợp tác Trung Quốc - Hà Lan trong lĩnh vực chất bán dẫn và bảo vệ "lợi ích chung của các doanh nghiệp Trung Quốc và Hà Lan".

Bắc Kinh cho tới nay đã nhiều lần chỉ trích chiến lược gây sức ép của Washington đối với các đồng minh như Hà Lan và Nhật Bản để tham gia kiểm soát xuất khẩu nhằm vào khả năng tiếp cận chip và thiết bị sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc.

Hoạt động vận động hành lang của Mỹ đã ngăn chặn hiệu quả ASML, nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip lớn nhất thế giới, xuất khẩu hệ thống quang khắc tiên tiến nhất của mình sang Trung Quốc.

Washington đã bắt đầu chặn các chuyến hàng từ ASML tới Trung Quốc từ đầu năm 2018 và vào tháng 1 năm nay, Hà Lan đã thu hồi giấy phép xuất khẩu cho phép ASML vận chuyển máy NXT: 2000i và các công cụ cao cấp khác tới Trung Quốc.

Trung Quốc đại lục hiện vẫn là thị trường lớn nhất của ASML. Quốc gia này chiếm gần một nửa doanh số bán hệ thống ròng của công ty là 4,8 tỷ euro (5,3 tỷ USD) trong quý II.

Trung Quốc chi mạnh tay cho công nghệ chip

Theo Hiệp hội Công nghiệp Chip toàn cầu (SEMI), Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới về thiết bị sản xuất chất bán dẫn trong quý II, khi nước này đang nỗ lực tự chủ về công nghệ trong bối cảnh phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.

Nhu cầu tăng vọt ở Trung Quốc đã giúp nâng doanh thu thiết bị bán dẫn toàn cầu lên 4% lên 26,8 tỷ USD.

Trong quý kết thúc vào ngày 30/6, Trung Quốc ghi nhận ​​doanh số bán thiết bị sản xuất chip, bao gồm các công cụ xử lý, lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm wafer, tăng vọt 62% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 12 tỷ USD.

Nhu cầu tăng vọt ở Trung Quốc đã giúp nâng doanh thu toàn cầu từ thiết bị bán dẫn lên 26,8 tỷ USD (tăng 4%) mặc dù doanh số bán hàng giảm ở các thị trường lớn, bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan và Bắc Mỹ. Nhật Bản, xếp thứ năm theo quy mô thị trường, ghi nhận doanh thu tăng 6% lên 1,6 tỷ USD.

"Thị trường thiết bị bán dẫn đã tăng trưởng trở lại, nhờ các khoản đầu tư chiến lược nhằm hỗ trợ nhu cầu mạnh mẽ liên tục đối với các công nghệ tiên tiến và các khu vực đang tìm cách củng cố hệ sinh thái sản xuất chip của họ", ông Ajit Manocha, giám đốc điều hành kiêm chủ tịch SEMI, cho biết.

Đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục trong suốt năm nay và năm sau, khi SEMI dự đoán doanh số toàn cầu sẽ tăng 3,4% trong cả năm 2024 lên mức cao kỷ lục là 109 tỷ USD, tiếp theo là mức tăng trưởng mạnh mẽ khoảng 17% vào năm 2025.

Theo báo cáo được tập đoàn này công bố vào tháng 7, SEMI dự kiến ​​Trung Quốc sẽ duy trì vị trí hàng đầu đến năm 2025, mặc dù doanh số bán hàng của nước này có thể giảm "sau những khoản đầu tư đáng kể trong 3 năm qua".

Nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc đối với thiết bị sản xuất chip, do Bắc Kinh muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngoài, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, điều này có thể cản trở hơn nữa sự tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc.

Theo SCMP
Trung Quốc tài trợ thêm 51 tỷ USD cho châu Phi, hứa hẹn 1 triệu việc làm

Trung Quốc tài trợ thêm 51 tỷ USD cho châu Phi, hứa hẹn 1 triệu việc làm

Tài chính quốc tế
(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 5/9 đã cam kết tăng cường tài trợ 51 tỷ USD cho châu Phi nhằm ủng hộ nhiều sáng kiến cơ sở hạ tầng hơn và cam kết tạo ra ít nhất 1 triệu việc làm.
Cùng chuyên mục
Người Việt đầu tư Forex: Tiền ảo đổ về quê và lời cảnh tỉnh đau xót

Người Việt đầu tư Forex: Tiền ảo đổ về quê và lời cảnh tỉnh đau xót

(VNF) - Forex xuất hiện khá nhiều ở các địa phương, đặc biệt ở những vùng có thu nhập cao từ xuất khẩu lao động như các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Bắc.

TPBank công bố thông tin cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ

TPBank công bố thông tin cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ

(VNF) - Theo Luật Các Tổ chức tín dụng mới (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ.

Vay mua nhà kèm bảo hiểm khoản vay: Căn hộ hư hại vì bão Yagi có được bồi thường?

Vay mua nhà kèm bảo hiểm khoản vay: Căn hộ hư hại vì bão Yagi có được bồi thường?

(VNF) - Nhiều người vay ngân hàng mua nhà kèm bảo hiểm khoản vay băn khoăn nếu nhà bị hư hại do bão Yagi gây ra liệu có được phía công ty bảo hiểm bồi thường?

Chiến lược phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ của Nga đang phản tác dụng?

Chiến lược phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ của Nga đang phản tác dụng?

(VNF) - Các ngân hàng lớn của Nga đã kêu gọi ngân hàng trung ương hành động để chống lại tình trạng thâm hụt thanh khoản đồng nhân dân tệ, khiến đồng rúp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 so với đồng tiền Trung Quốc và đẩy tỷ giá hoán đổi đồng nhân dân tệ lên tới ba chữ số.

Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank?

Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank?

(VNF) - Ông Đỗ Minh Phú không nắm trực tiếp trên 1% vốn của TPBank nhưng người nhà và doanh nghiệp có liên quan lại nắm lượng lớn cổ phần tại nhà băng này.

Khối ngoại đổi hướng: Bán mạnh cổ phiếu thép, mua vào cổ phiếu tiêu dùng

Khối ngoại đổi hướng: Bán mạnh cổ phiếu thép, mua vào cổ phiếu tiêu dùng

(VNF) – Cổ phiếu thép bị bán ròng từ khối ngoại sau khi được mua ròng mạnh năm ngoái. Ngược lại, cổ phiếu tiêu dùng được mua ròng sau thời gian dài bán ròng.

Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ: Hàng loạt ô tô, người rơi xuống sông

Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ: Hàng loạt ô tô, người rơi xuống sông

(VNF) - Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông bị sập.

Hiện trường kinh hoàng vụ sập cầu Phong Châu - Phú Thọ

Hiện trường kinh hoàng vụ sập cầu Phong Châu - Phú Thọ

(VNF) - Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh tỉnh Phú Thọ đã bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Đấu giá lại các khu đất vàng ở Thủ Thiêm - TP.HCM

Đấu giá lại các khu đất vàng ở Thủ Thiêm - TP.HCM

(VNF) - UBND TP. HCM vừa ban hành Kế hoạch tổ chức đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.