Khối nợ khổng lồ của Sách và Phát triển giáo dục Nghệ An
Hà Giang -
16/07/2024 13:30 (GMT+7)
(VNF) - Bên cạnh việc kinh doanh thua lỗ triền miên, Công ty cổ phần Sách và Phát triển Giáo dục Nghệ An còn “gánh” khối nợ khổng lồ. Nguồn vốn được tài trợ bởi nợ.
Năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An gây chú ý khi phát đi công văn yêu cầu một số đơn vị trong ngành “tạo điều kiện thuận lợi” cho Công ty Cổ phần Sách và Phát triển Giáo dục Nghệ An (Công ty Giáo dục Nghệ An) cung cấp sách Giáo khoa và các sản phẩm giáo dục thuộc bộ sách Cánh Diều trên địa bàn tỉnh Nghệ An sau khi đơn vị này được Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) ủy quyền.
Thực tế cho thấy, Sách và Phát triển giáo dục Nghệ An vẫn thua lỗ triền miên. Cụ thể, năm 2022 và năm 2023 là giai đoạn mà Công ty Giáo dục Nghệ An được “tạo điều kiện” phân phối cấp sách giáo khoa và các sản phẩm giáo dục thuộc bộ sách Cánh Diều trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Thế nhưng, trong 2 năm này, Sách và Phát triển giáo dục Nghệ An đã thua lỗ hơn 139 triệu đồng, bất chấp doanh thu tăng mạnh.
Nguồn vốn được tài trợ bởi “nợ”
Theo báo cáo tài chính năm 2023, nợ phải trả của Sách và Phát triển giáo dục Nghệ An là 18,5 tỷ đồng, giảm 2,7 tỷ đồng, tương đương giảm 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nợ phải trả tại doanh nghiệp cao gấp 37 lần so với vốn chủ sở hữu. Đồng thời, tại ngày 31/12/2023 nợ phải trả của Sách và Phát triển giáo dục Nghệ An chiếm 99,5% tổng nguồn vốn công ty. Con số này tại thời điểm năm 2022 cũng lên tới 98,6%. Có thể thấy, nguồn vốn của Sách và Phát triển giáo dục Nghệ An chủ yếu được tài trợ bởi nợ.
Nợ phải trả chiếm hơn 99% trên tổng nguồn vốn
Trong cơ cấu nợ của Sách và Phát triển giáo dục Nghệ An, phải trả người bán là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 63,2%, tương đương 11,7 tỷ đồng. Con số này hồi cuối năm 2022 là 8,5 tỷ đồng.
Đứng sau chỉ tiêu phải trả người bán là vay và nợ thuê tài chính với gần 6,8 tỷ đồng, giảm 6 tỷ đồng, tương đương 46,9% so với cuối năm trước.
Dù có nợ vay tài chính lớn khi đạt 6,8 tỷ đồng (năm 2023) và 12,8 tỷ đồng (năm 2022) nhưng Công ty Giáo dục Nghệ An lại gây bất ngờ khi chi phí lãi vay trong cả 2 năm đều được xác định là 0 đồng.
Không rõ Sách Nghệ An mua hàng hóa từ đối tác nào, chỉ biết rằng VEPIC đã ủy quyền cho Sách và Phát triển giáo dục Nghệ An cung cấp sách Giáo khoa và các sản phẩm giáo dục thuộc bộ sách Cánh Diều trên địa bàn tỉnh Nghệ An nên có thể hiểu VEPIC cũng là đối tác của công ty này.
Tiềm lực VEPIC, đối tác của Sách và Phát triển giáo dục Nghệ An
Công ty cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) được biết đến là đơn vị sản xuất bộ sách giáo khoa Cánh Diều được thành lập từ ngày 27/7/2016. Doanh nghiệp có vốn điều lệ ban đầu của công ty là 34,56 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông lớn ban đầu gồm 3 cổ đông tổ chức chính là: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam (SED) nắm 34,72% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng (DAD) nắm 17,36%vốn điều lệ; Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (EID) nắm 34,72% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, VEPIC đã thực hiện việc tăng vốn điều lệ lên thành 108,7 tỷ đồng.
Tại lần tăng vốn điều lệ này, nguồn vốn góp thêm là của ai? Số thực góp ra sao? Và cơ cấu cổ đông được thay đổi như thế nào không được tiết lộ.
Sau thời điểm tăng vốn điều lệ, vào đầu 2017, người đại diện của VEPIC cũng đã được chuyển từ ông Lê Thành Anh sang cho ông Ngô Trần Ái.
Được biết, ông Ngô Trần Ái, sinh năm 1951, từng giữ chức vụ Giám đốc của NXB Giáo Dục Việt Nam từ năm 1999, Tổng giám đốc của NXB Giáo Dục Việt Nam từ tháng 7/2003 đến tháng 6/2014, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Hội đồng quản trị NXB Giáo Dục Việt Nam từ tháng 7/2003 đến tháng 3/2015, Cố vấn cao cấp Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc, Trưởng Ban chỉ đạo làm SGK mới NXB Giáo Dục Việt Nam từ tháng 4/2015 đến tháng 12/2016.
Trong năm 2016, VEPIC đã được thành lập từ vốn của 3 công ty con thuộc NXB Giáo Dục Việt Nam và ông Ngô Trần Ái nắm vị trí Chủ tịch HĐQT của VEPIC kể từ đó đến nay.
Nhìn lại lịch sử làm ăn của VEPIC, năm 2022 Công ty ghi nhận đạt được tăng gần gấp đôi so với năm trước đó. Cụ thể, năm 2021, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty này đạt 317 tỷ đồng.
Năm 2020, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp cũng bắt đầu tăng vọt lên 188 tỷ đồng. Còn lợi nhuận trong năm này là trên 22 tỷ đồng.
Năm 2020 đánh dấu bước ngoặt lớn trong kết quả kinh doanh của VEPIC, chỉ sau một thời gian rất ngắn doanh nghiệp tham gia làm sách giáo khoa.
Cụ thể, vào cuối năm 2019, bộ sách giáo khoa Cánh Diều chính thức ra mắt. Cánh Diều là sản phẩm hợp tác xuất bản của VEPIC với 2 đơn vị khác, gồm Nhà xuất bản Sư phạm (thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (thuộc Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh).
Trước khi làm sách giáo khoa Cánh Diều, kết quả kinh doanh của VEPIC kém khả quan, nếu không muốn nói là “bết bát”.
Năm 2017, công ty lỗ hơn 1,8 tỷ đồng. Năm 2018 doanh nghiệp ghi nhận số lỗ hơn 10,3 tỷ đồng. Và một năm sau, con số tiếp tục gia tăng khi mức lỗ là 14,4 tỷ đồng.
Doanh thu của các năm này cũng rất thấp. Năm 2017-2019 doanh thu chỉ “vỏn vẹn” 4-6 tỷ đồng mỗi năm.
Như vậy, so với giai đoạn 2017-2019, thì năm 2022, doanh thu của VEPIC đã tăng tới 100 lần.
(VNF) - Phản hồi về tác động khi Mỹ nâng gấp đôi thuế nhập khẩu thép và nhôm lên 50% từ ngày 04/6/2025, Tập đoàn Hoa Sen cho biết vụ việc này không tác động đến kết quả kinh doanh của HSG.
(VNF) - Vinacam vừa gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về vấn đề dư lượng chất Cadimi trong sầu riêng đã được doanh nghiệp này cảnh báo từ gần 2 năm trước, nhưng đến nay chưa được xử lý minh bạch rõ ràng.
(VNF) - Sự kết hợp giữa gia tộc Boulos và nhà Tổng thống Trump không chỉ là một cuộc hôn nhân thượng lưu, mà còn là sự giao thoa của hai đế chế kinh doanh quốc tế, mở ra tiềm năng ảnh hưởng địa chính trị – kinh tế ngày càng lớn trên toàn cầu.
(VNF) - Công ty con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng có nhiều diễn biến mới như tăng vốn điều lệ, đổi tên, lấn sân sang cho thuê xe điện đón dâu, dịch vụ cưới trọn gói.
(VNF) - Tổng công ty Điện lực miền Trung ra quyết định chấm dứt hợp đồng với VNECO8 tại gói thầu thi công xây dựng đường dây và NXT 110kV trị giá hơn 37 tỷ đồng.
(VNF) - Giá gạo thế giới giảm sâu khiến nhiều doanh nghiệp Việt lao đao dù sản lượng xuất khẩu vẫn tăng. Trước áp lực dư cung, chi phí cao và tín dụng khó tiếp cận, bài toán sống còn giờ không còn là bán được bao nhiêu, mà là có đủ sức chuyển mình theo hướng chất lượng hay không.
(VNF) - Ngày 28/5, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Đặng Hoàng An tiếp và làm việc với ông Li Zhigang, Phó Chủ tịch Công ty Baoding Tianwei Baobian Electric Co., Ltd (BTW, Trung Quốc).
(VNF) - Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang có số tài sản tăng so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, doanh thu giảm, chi phí xây dựng cơ bản cho nhiều dự án dang dở khiến doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm so với cùng kỳ năm trước…
(VNF) - Chủ đầu tư dự án The Ninety Complex đã tiến hành lễ ký kết đơn vị hợp tác chiến lược trong tuần qua. Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng, khẳng định vị thế của The Ninety Complex – mô hình bất động sản cao cấp Business Suite tọa lạc tại vị trí “đắt giá” trong lòng thủ đô.
(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đều là những tên tuổi lớn trong ngành giao thông vận tải với hàng loạt dự án đã thi công và đưa vào vận hành.
(VNF) - Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Vietjet, vừa ký thoả thuận đặt mua 20 máy bay thân rộng A330-900 của Airbus, phục vụ cho kế hoạch phát triển thời kỳ mới của hãng hàng không Vietjet trong thập kỷ tới.
(VNF) - Sự gia tăng các vụ việc liên quan đến hàng giả, thực phẩm độc hại trong thời gian gần đây không chỉ là mối lo về an toàn sức khỏe cộng đồng, mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về khủng hoảng đạo đức trong kinh doanh.
(VNF) - Trong một xã hội nơi ai cũng có thể trở thành “nhà đầu tư”, việc thiếu hiểu biết trong kinh doanh ngày càng trở nên nguy hiểm. Không ít người – từ nghệ sĩ, KOL đến cá nhân khởi nghiệp đã phải trả giá đắt vì lao vào thương trường mà không trang bị kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh.
(VNF) - Tàu cao tốc Mai Linh Express trị giá hàng chục tỷ đồng với sức chở 350 hành khách, chạy tuyến Cần Thơ - Côn Đảo vừa bị cưỡng chế kê biên để thu hồi nợ.
(VNF) - Dù nhà sáng lập Pavel Durov đang đối mặt điều tra pháp lý tại Pháp nhưng Telegram vẫn đạt doanh thu 1,4 tỷ USD và lợi nhuận 540 triệu USD trong năm 2024.
(VNF) - Kết thúc Quý I/2025, Công ty CP LICOGI 13 (HNX: LIG) ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 229,8 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận gộp của công ty suy giảm khoảng 22,8% so với Quý I/2024.
(VNF) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Trung có quyết định về việc chấm dứt hợp đồng đối với Tổng công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam, do không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng.
(VNF) - Sau nhiều năm vắng bóng, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) vừa chính thức quay lại mảng thương mại điện tử với nền tảng mua sắm trực tuyến MWG Shop. Song song đó, ban lãnh đạo công ty khẳng định sẽ không điều chỉnh mục tiêu kinh doanh năm 2025, đồng thời tiếp tục mở rộng các kênh phân phối linh hoạt để tăng tốc tăng trưởng.
(VNF) - Livzon Pharmaceutical Group, tập đoàn dược phẩm của Trung Quốc dự chi hơn 5.730 tỷ đồng để mua lại gần 65% cổ phần của Imexpharm, trở thành cổ đông lớn nhất.
(VNF) - Công ty cổ phần Điện Sài Gòn Gia Định (EHCMC) liên tiếp nhận 2 quyết định xử phạt của Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Miền Nam TNHH – Ban Quản lý dự án Lưới điện Miền Nam do vi phạm hợp đồng.
(VNF) - Phản hồi về tác động khi Mỹ nâng gấp đôi thuế nhập khẩu thép và nhôm lên 50% từ ngày 04/6/2025, Tập đoàn Hoa Sen cho biết vụ việc này không tác động đến kết quả kinh doanh của HSG.
(VNF) - Ninh Bình – điểm đến gần Hà Nội, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Phố cổ Hoa Lư về đêm là trải nghiệm độc đáo, tái hiện kiến trúc Đại Việt thế kỷ 10, kết hợp không gian truyền thống và hiện đại.