Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2021 của công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) lên đến 14.021 tỷ đồng, gấp tới 5,9 lần con số 2.391 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo tài chính giữa niên độ 2021 công bố gần đây.
Hoạt động kinh doanh chính không đóng góp nhiều cho mức tăng trưởng ngoạn mục này khi lợi nhuận gộp của công ty mẹ PVN chỉ đạt 2.443 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ (tương đương tăng 681 tỷ đồng). Đây là điều dễ hiểu bởi với mô hình công ty mẹ - con, công ty mẹ chủ yếu đóng vai trò sở hữu và điều phối nguồn vốn, lợi nhuận phần lớn đến từ hoạt động tài chính.
Tại công ty mẹ PVN, 6 tháng đầu năm nay, doanh thu hoạt động tài chính đạt 13.017 tỷ đồng, tăng 34% (tương đương tăng 3.325 tỷ đồng) so với cùng kỳ. Sự gia tăng này chủ yếu đến từ cổ tức và lợi nhuận được chia (tăng vọt từ 854 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái lên 9.237 tỷ đồng nửa đầu năm nay), bù đắp được sự suy giảm của các khoản lãi tiền gửi, lãi tiền dầu Vietsovpetro và đặc biệt là việc không ghi nhận doanh thu khí, condensate từ các lô dầu khí gồm Lô 05.3, Lô 05.2, Lô 06.1, Lô 04-3 (nửa đầu năm ngoái ghi nhận tới 3.481 tỷ đồng).
Bên cạnh doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh thì chi phí tài chính của công ty mẹ PVN cũng giảm sâu, từ 8.729 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái xuống chỉ còn vỏn vẹn 302 tỷ đồng nửa đầu năm nay, tương đương giảm 8.427 tỷ đồng. Nguyên nhân quan trọng đầu tiên là do công ty mẹ PVN không còn phải trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Cụ thể, nửa đầu năm ngoái, công ty mẹ PVN đã phải trích lập dự phòng tới 4.102 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nâng tổng lượng trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này lên 12.669 tỷ đồng, qua đó đã trích lập dự phòng 100% giá gốc đầu tư.
Song song, công ty mẹ PVN cũng không ghi nhận chi phí đối với các lô dầu khí (nửa đầu năm ngoái ghi nhận chi phí 2.582 tỷ đồng). Điều này cũng dễ hiểu bởi như đã đề cập, công ty mẹ PVN cũng không ghi nhận doanh thu khí, condensate từ các lô dầu khí này.
Tựu trung, cổ tức, lợi nhuận được chia tăng vọt cùng với việc không còn phải trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã giúp lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2021 của công ty mẹ PVN tăng vọt, gấp 5,9 lần cùng kỳ năm ngoái, lên 14,021 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/6/2021, tổng tài sản của công ty mẹ PVN ở mức 515.768 tỷ đồng, tăng 3,2% so với hồi đầu năm. Trong đó, tổng tiền gửi ngân hàng lên đến 144.200 tỷ đồng, bao gồm 7.224 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, 3.689 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống và 133.287 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn từ trên 3 tháng đến 12 tháng.
Một điểm đáng lưu tâm khác là giá trị thị trường của các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết niêm yết của công ty mẹ PVN tăng rất mạnh, đạt tổng cộng 298.380 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2021; trong khi cùng kỳ năm ngoái, giá trị thị trường chỉ ở mức 187.239 tỷ đồng. Diễn biến này đồng pha với sự đi lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong cùng thời kỳ.
Được biết, các khoản đầu tư này có tổng giá gốc đầu tư là 90.086 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của công ty mẹ PVN đến ngày 30/6/2021 ở mức 379.398 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức 124.222 tỷ đồng, trong đó tổng nợ vay ở mức khá thấp, chỉ 27.948 tỷ đồng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.