Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo Bộ Tài chính, khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Bộ đã nghiên cứu, xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.
Trong đó tại dự thảo Nghị quyết trình Chính phủ (kèm Tờ trình số 138/TTr-BTC ngày 31/8/2016) Bộ đã đưa vào đề xuất doanh nghiệp có lãi từ chuyển nhượng bất động sản được bù trừ với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, tại Thông báo số 312/TB-VPCP ngày 3/10/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về dự thảo Nghị quyết nêu trên, có yêu cầu Bộ Tài chính "thu hẹp phạm vi áp dụng để bảo đảm đúng với tinh thần của Nghị quyết số 35/NQ-CP; lựa chọn những nội dung cấp thiết cần tháo gỡ ngay, áp dụng trong thời gian ngắn…"
Theo đó, lãnh đạo Chính phủ quyết định "không quy định việc bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp".
Do vậy, đối với đề xuất của HoREA, Bộ Tài chính đề nghị các doanh nghiệp bất động sản vẫn thực hiện theo quy định của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Trước đó, tại hội nghị "Doanh nghiệp Việt Nam – Động lực phát triển kinh tế của đất nước" được tổ chức hồi cuối tháng 4, HoREA đã đề nghị Chính phủ cho phép doanh nghiệp bất động sản được thực hiện bù trừ thu nhập từ hoạt động kinh doanh bất động sản với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Sau đó vào trung tuần tháng 10, HoREA lại gửi văn bản lên Chính phủ nhắc lại kiến nghị trên.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, quy định doanh nghiệp không được lấy lợi nhuận từ bất động sản để bù trừ cho các hoạt động kinh doanh khác bị thua lỗ là "không phù hợp với thông lệ quốc tế, bất hợp lý và không công bằng đối với các doanh nghiệp bất động sản".
Ông Châu cũng cho rằng, trong cùng một doanh nghiệp thì các hoạt động đầu tư, kinh doanh đều được đầu tư từ nguồn vốn của doanh nghiệp, có vai trò hỗ trợ lẫn nhau và hiệu quả sản xuất, kinh doanh chính là kết quả tổng hợp của các hoạt động trên. Do vậy, cần bãi bỏ quy định lỗi thời này và cho phép được bù trừ lỗ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác với lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản để phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết.
Thực tế cũng cho thấy, "van" bù trừ một chiều đã gây ra nhiều cảnh dở khóc dở cười cho cả phía doanh nghiệp lẫn các ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp, đi vay vốn ngân hàng nhưng sau đó gặp khó khăn về tài chính, không trả được nợ nên phải bán bất động sản đi. Tuy nhiên, khi bán bất động sản có lãi thì doanh nghiệp phải nộp thuế ngay mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang thua lỗ. Nhiều trường hợp doanh nghiệp nộp thuế xong, số tiền còn lại cũng không đủ để trả ngân hàng.
Còn về phía ngân hàng, đa phần nợ xấu tập trung ở bất động sản. Khi doanh nghiệp bán bất động sản lại phải ưu tiên nộp thuế trước và do đó, khiến nút thắt nợ nần lại càng thêm thắt chặt.
Nếu được bù trừ hai chiều, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn cho cả hai. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trên thế giới chỉ còn Việt Nam và Malaysia là chưa cho phép bù trừ lợi nhuận/lỗ của các hoạt động kinh doanh với nhau. Lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản vẫn phải kê khai riêng cho dù doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động kinh doanh.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.