Lãi suất giảm nhanh, dòng tiền rút chạy khỏi ngân hàng

Minh Dũng - 02/06/2023 23:58 (GMT+7)

(VNF) - Lãi suất giảm, lượng tiền gửi vào ngân hàng suy giảm rõ rệt. Kênh gửi tiết kiệm không còn là ưu tiên hàng đầu với nhiều nhà đầu tư.

VNF

Tiền gửi suy giảm

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa giảm thêm một loạt lãi suất điều hành và đây là lần cắt giảm lãi suất thứ ba liên tiếp từ đầu năm đến nay. Cùng với động thái hạ lãi suất điều hành, NHNN cũng ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN, yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Trái ngược với cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động cuối năm ngoái, những tháng gần đây, thị trường chứng kiến cuộc đua giảm lãi suất huy động.

Đặc biệt, sau động thái hạ lãi suất điều hành lần 3 của NHNN, các ngân hàng thương mại đang khẩn trương triển khai đợt giảm lãi suất để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, của người dân, cũng như hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển chung.

Mức lãi suất niêm yết tại hầu hết nhà băng đã giảm rất nhanh. Hiện lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại nhiều ngân hàng đã lùi về mức dưới 8%/năm. So với mức “đỉnh” vào tháng 12/2022, lãi suất huy động hiện đã giảm 2-4%/năm, tùy từng ngân hàng. Nếu cách đây 2 tuần, mức lãi suất xấp xỉ 9% vẫn còn xuất hiện thì nay lãi suất cao nhất chỉ còn 8,5%/năm.

Lãi suất huy động hạ nhanh khiến lượng tiền gửi vào các ngân hàng suy giảm.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quý I/2023, huy động vốn của các tổ chức tín dụng chỉ tăng 0,77%, trong khi cùng kỳ năm trước, con số này là 2,15%.

TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương), cho hay, quý I/2023, huy động vốn ngành ngân hàng thấp hơn rất nhiều so với tốc độ bình quân trong 10 năm lại đây. Huy động vốn khu vực tổ chức kinh tế giảm trong khi tín dụng tăng chậm phản ánh tình trạng thanh khoản khó khăn của doanh nghiệp; những doanh nghiệp tốt có dư thừa thanh khoản đã phải rút tiền gửi về để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của bản thân. Có thể, tình hình này sẽ còn gia tăng thời gian tới.

Mặc dù NHNN cho biết thanh khoản hệ thống đang dồi dào, được hỗ trợ lớn bởi nguồn đầu tư công chưa thể giải ngân. Song thực tế, ngoại trừ nhóm Big 4, các ngân hàng không dư giả vốn, rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ đang chịu áp lực lớn về huy động vốn. Ngoài cho vay, các ngân hàng đang rất “khát” vốn để xử lý nợ xấu, tái cơ cấu... Đây là lý do vì sao một số ngân hàng vẫn duy trì lãi suất tiền gửi xấp xỉ 9% trên thị trường.

Theo số liệu của NHNN, trong 4 tháng đầu năm, các ngân hàng đã sử dụng gần như tối đa nguồn huy động cho phép để cho vay (chênh lệch tiền gửi và tín dụng bằng VND là 167.000 tỷ đồng); tỷ lệ tín dụng/huy động vốn thị trường 1 bằng VND ở mức 101,45% (tức tiền ngân hàng cho vay cao hơn cả tiền huy động trên thị trường 1). Trong đó, vốn huy động của ngân hàng có tới 88% là ngắn hạn, tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn lớn.

Thực tế, quý I/2023, tiền gửi khách hàng của 28 ngân hàng tăng trưởng chậm. Tổng tiền gửi khách hàng đạt 8,6 triệu tỷ đồng, tăng 3,7% so với đầu năm.

Hầu hết ngân hàng đều không ghi nhận tăng trưởng mạnh về lượng tiền gửi trong 3 tháng đầu năm với mức tăng dao động chỉ từ 1-5% so với đầu năm. Thậm chí có những ngân hàng có lượng tiền gửi giảm như ABBank, VietBank, NCB...

Do đó, các ngân hàng cần phải sẵn sàng các giải pháp về nguồn vốn trong bối cảnh tiền gửi có nguy cơ giảm đi.

Lãi suất giảm, kênh gửi tiết kiệm có còn hấp dẫn?

Cuối năm ngoái đến 2 tháng đầu năm nay, khi lãi suất huy động lên đỉnh 10-11%/năm, người dân ồ ạt hưởng tiết kiệm ngân hàng để nhận lãi cao trong bối cảnh các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản... nhiều rủi ro.
Giai đoạn đó, các chuyên gia khi được hỏi về kênh đầu tư ưu tiên phần lớn cũng lựa chọn gửi tiết kiệm trước môi trường đầu tư có nhiều yếu tố bất định.

Tuy nhiên, hai tháng qua, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang giảm dần, kênh gửi tiết kiệm không còn là ưu tiên hàng đầu với nhiều nhà đầu tư.

Từ nay đến cuối năm, dự báo lãi suất ngân hàng còn dư địa giảm tiếp. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang giảm mạnh, gửi tiết kiệm có thể không còn là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều người.

Các chuyên gia cho rằng, dư địa để NHNN giảm thêm lãi suất điều hành thời gian tới là khá eo hẹp, vì trần lãi suất huy động hiện đã bằng với lạm phát cơ bản trong nước. Mà người dân luôn có tâm lý kỳ vọng lãi suất thực dương. Vì vậy, khi lãi suất giảm sâu, có khả năng tiền sẽ chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng.

Theo giới phân tích, dòng tiền luôn tìm kiếm tới các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn, hấp dẫn hơn. Khi lãi suất giảm, dòng tiền sẽ chuyển dịch từ kênh tiết kiệm sang các kênh đầu tư khác.

“Nếu giảm sâu quá thì thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ khó khăn do người dân thấy tiền gửi lãi suất thấp sẽ đầu tư vào các lĩnh vực khác”, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, nhận định.

Tại chương trình “Cà phê sáng cùng LM2: Tín dụng suy giảm, làm sao để kích cầu”, ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc Môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset - cho biết, khi lãi suất thấp, những người gửi tiết kiệm sẽ bắt đầu có sự cân nhắc và dịch chuyển phân bổ tài sản của mình. Dòng tiền luôn là "smart money" luôn tìm kiếm tới các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn, hấp dẫn hơn.

Tiền có thể chuyển từ kênh tiết kiệm sang các thị trường đầu tư khác như bất động sản, thị trường chứng khoán nhưng sẽ có độ trễ. "Đối với kênh bất động sản có thể trễ vài tháng sau nhưng với kênh chứng khoán thì sẽ nhanh hơn, có thể ngay từ tuần này, tháng sau luôn", ông Tuấn nói.

Hiện có 4 kênh đầu tư chính “cạnh tranh” với tiền gửi ngân hàng. Đó là vàng, ngoại tệ, bất động sản và chứng khoán. Nhưng ngoại tệ và bất động sản đang “yếu thế” rõ nét.

Về ngoại tệ, TS. Cấn Văn Lực, nhận định, từ đầu năm đến nay, VND tăng giá 0,7% - 0,8% so với USD. “Dự báo, tỷ giá cơ bản cả năm 2023 sẽ ổn định, VND nếu có mất giá thì chỉ khoảng 0,5-1%”, ông Lực nói. Với lợi nhuận thấp như vậy, đồng bạc xanh cũng không phải là kênh đầu tư hiệu quả.

Trong khi đó, thị trường bất động sản gần đây đã có những chính sách gỡ vướng, nhưng theo giới phân tích, phải đến quý IV, thị trường này mới phục hồi.

Trong các kênh đầu tư, có vẻ như vàng khả quan hơn cả. Nhưng hiện giá vàng đã giảm đáng kể sau khi chinh phục mức cao nhất mọi thời đại (2.085,4 USD/ounce) tại ngày 5/5/2023.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

(VNF) - Bộ Tài nguyên Môi trường vừa ban hành quyết định số 818/QĐ-BTNMT về việc giải quyết khiếu nại lần 2 của Công ty cổ phần G Sài Gòn tại khu đất số 419 Lê Hồng Phong có diện tích hơn 11.000 m2, toạ lạc trên 3 mặt tiền đường Vĩnh Viễn - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tôn, Quận 10, TP. HCM.

Xe điện 10.000 USD của Trung Quốc sắp ‘oanh tạc’ châu Âu

Xe điện 10.000 USD của Trung Quốc sắp ‘oanh tạc’ châu Âu

(VNF) - Khi một số người lái xe ở Mỹ mong muốn có những lựa chọn xe điện giá cả phải chăng hơn thì Mỹ lại phải đứng nhìn phần còn lại của thế giới được tiếp cận với một số xe điện rẻ nhất trên thị trường.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

(VNF) - Với gần 70 triệu người dùng internet (khoảng 70% dân số), Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ xu hướng Proptech (công nghệ bất động sản) trong thị trường bất động sản. Nhờ Proptech, giá bất động sản sẽ “bớt ảo”, minh bạch hơn và có cơ sở để các nhà phát triển bất động sản đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu người mua hơn.

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

(VNF) - Bàn về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu cho rằng, không thể không nhắc đến những biến động bất thường của thị trường vàng hiện nay. Để hạ nhiệt, kéo giảm chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế, một số đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm có thêm giải pháp điều hành, cân nhắc đến việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng.

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên nợ BHXH

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên nợ BHXH

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Thịnh Phát vừa bị Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội "bêu" tên vì có số tiền chậm đóng sau 10 tháng hơn 2,4 tỷ đồng. Công ty Thịnh Phát được biết tới là nhà thầu có tiếng ở Hưng Yên với doanh thu lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

(VNF) - BS. Nguyễn Trọng An - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Bảo vệ Sức khỏe Môi trường, cho rằng: "Cần thiết phải cấm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng".

Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

(VNF) - Vinaconex sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ 2 triệu cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Cảng Vạn Ninh trước ngày 20/6/2024. Lý do thoái vốn hiện không được tiết lộ.

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 442/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho các thành viên vay gần 43.064 tỷ đồng qua kênh OMO trong phiên giao dịch 23/5. Mức vay này được xem là lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.