'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lãi suất tiết kiệm là một trong các biến số vĩ mô có mức biến động lớn nhất trong năm 2023. Cùng với nỗ lực hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, hiện tượng thanh khoản dư thừa cũng đã xuất hiện trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) khi tín dụng tăng trưởng chậm. Các yếu tố trên đã kéo lãi suất tiết kiệm liên tục giảm, đến cuối tháng 9/2023, mặt bằng tiết kiệm huy động kỳ hạn 12 tháng đã về mức dưới 6%/năm.
Dự báo về diễn biến lãi suất trong thời gian tới, các ngân hàng dự báo mặt bằng lãi suất tiết kiệm và cho vay tiếp tục giảm 0,26 - 0,35% trong quý IV/2023. Kết quả trên do Vụ Dự báo Thống kê (NHNN) thực hiện.
Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm siêu thấp, trên sàn chứng khoán lại ghi nhận khá nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ trả cổ tức cao vượt trội và hoạt động kinh doanh ổn định, phù hợp với các nhà đầu tư ưa an toàn.
Thống kê của Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho thấy, có 12 doanh nghiệp đáp ứng mức tỷ suất cổ tức kỳ vọng năm 2023 dự kiến trên 6%, thanh khoản khớp lệnh 6 tháng gần nhất đạt trên 1 tỷ đồng/phiên, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn đánh giá sự ổn định trong chi trả cổ tức và hoạt động kinh doanh.
Đầu tiên phải kể đến Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) với tỷ suất trả cổ tức tiền mặt lên đến 14,3%. Theo Mirae Asset, hoạt động kinh doanh của BMP ổn định ngay cả trong giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng như nửa đầu năm 2023. Giá nguyên liệu đầu vào là nhựa PVC vẫn duy trì vùng đáy dài hạn, đây là yếu tố quan trọng giúp lợi nhuận nửa đầu năm 2023 của "ông lớn" ngành nhựa này tăng trưởng 111% so với cùng kỳ năm 2022.
Một doanh nghiệp cũng ghi nhận tỷ suất cổ tức trên 10%, đó là Tổng công ty Phong Phú (UPCoM: PPH) với tỷ suất cổ tức lên tới 13%. Hoạt động kinh doanh của PPH ổn định ngay cả trong giai đoạn khó khăn của ngành dệt may như nửa đầu năm 2023. Từ tháng 8/2023, ngành dệt may đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực từ số liệu xuất khẩu, tạo động lực cho doanh nghiệp này tiếp tục duy trì chính sách cổ tức cao.
Doanh nghiệp trả cổ tức hai chữ số còn lại là một cái tên quen thuộc đối với nhà đầu tư ưa sự an toàn, đó là Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (UPCoM: VEA). Tỷ suất cổ tức tiền mặt mà doanh nghiệp này đem lại trong năm 2023 vào khoảng 11,5%. Trong 2022, doanh thu và lợi nhuận ròng của VEA lần lượt đạt 4.748 tỷ (tăng 18,1% so với năm 2021) và 7.602 tỷ (tăng 32%). Trong đó, cổ tức nhận được từ công ty liên doanh liên kết tăng mạnh, đạt 6.984 tỷ (tăng 34,9%) nhờ giá bán xe tăng cũng như nhu cầu mua xe bùng nổ sau dịch Covid-19. Được biết, VEA hiện đang nắm giữ 30% vốn góp tại Công ty Honda Việt Nam, 20% tại Công ty Ôtô Toyota Việt Nam và 25% tại Công ty TNHH Ford Việt Nam.
Với việc lãi suất tiết kiệm hiện đa số đã về dưới 6%/năm, việc ghi nhận tỷ suất cổ tức từ 8% đến 10% cũng đã tỏ ra vượt trội. Các doanh nghiệp trả cổ tức dự kiến ở mức này có thể kể đến: Công ty Điện lực Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2) với tỷ lệ 9,8%, Công ty PVI (HNX: PVI) với tỷ lệ 8,7%, Công ty Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) với 8,6%, Công ty Đông Hải Bến Tre (HoSE: DHC) với 8,3%.
Còn lại, các doanh nghiệp trả tỷ lệ cổ tức từ 6-8% cho năm 2023 gồm: Công ty Cao su Phước Hoà (HoSE: PHR) với tỷ lệ 7,5%, Công ty CNG Việt Nam (HoSE: CNG) với tỷ lệ 7,4%, Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) và Công ty Bảo hiểm Bảo Minh (HoSE: BMI) cùng với tỷ lệ 6,8%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.