Lạm phát tăng vọt, nền kinh tế Nga đối mặt 'liệu pháp sốc'

Minh Đăng - 23/07/2024 08:11 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng Trung ương Nga dự kiến sẽ tăng lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát cao do những ảnh hưởng bởi chiến sự Ukraine, nhưng một số chuyên gia cho rằng cần phải tăng "liệu pháp sốc" cao hơn nữa để hạ nhiệt nền kinh tế thời chiến quá nóng của nước này.

Nền kinh tế "quá nóng"

Cho đến nay, nếu nhìn vào những con số thống kê, có thể thấy nền kinh tế Nga vững vàng một cách đáng ngạc nhiên trong bối cảnh bị bao vây bởi các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ của phương Tây. Những biện pháp này nhằm cô lập Moscow khỏi hệ thống tài chính toàn cầu như một hình phạt cho việc đưa quân tới Ukraine. Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại về các vấn đề kinh tế đang ở phía trước.

Dự kiến ​​mức tăng trưởng 2,9% vào năm 2024 chủ yếu được thúc đẩy bởi chi tiêu của chính phủ cho quân đội, nhưng nó diễn ra trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt lao động đã làm tăng vọt tiền lương và thúc đẩy tỷ lệ lạm phát hàng năm, hiện ở mức 8,59%, cao gấp đôi so với mục tiêu 4% của Ngân hàng Trung ương Nga. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 2/2023.

Ngân hàng Trung ương Nga dự kiến sẽ tăng lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát cao. (Ảnh: REUTERS/Shamil Zhumatov)

Để thắt chặt chính sách tiền tệ và kiềm chế lạm phát, lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương Nga dự kiến ​​sẽ tăng từ 16% lên 18% khi tổ chức này họp vào ngày 26/7, theo các hãng thông tấn kinh doanh của Nga là RBC và Vedemosti.

Tuy nhiên, ông Alexei Antonov, giám đốc tư vấn đầu tư tại Alor Broker, cho biết ngay cả mức tăng này cũng không đủ để “làm mát nền kinh tế đang quá nóng”. Dù vậy, ông không cho rằng ngân hàng "sẽ dùng đến ‘liệu pháp sốc' lãi suất 20-24% trong một thời gian ngắn", theo kênh tài chính Profinance.ru.

Con số này sẽ cao hơn nhiều so với mức tăng gấp đôi từ 9,5% lên 20% mà Ngân hàng Trung ương Nga đã áp dụng vào tháng 2/2022, ngay sau khi đưa quân tới Ukraine.

Trong tuyên bố, Ngân hàng trung ương Nga nêu rõ đây là biện pháp khẩn cấp trong bối cảnh các điều kiện bên ngoài đối với nền kinh tế Nga "thay đổi mạnh”.

Biện pháp này sẽ đảm bảo tăng lãi suất tiền gửi lên mức cần thiết để bù đắp nguy cơ đồng nội tệ mất giá ngày càng lớn và các rủi ro về lạm phát. Đây cũng là động thái cần thiết để hỗ trợ ổn định tài chính và giá cả, bảo vệ các khoản tiết kiệm của người dân.

Trả lời phỏng vấn Profinance, ông Antonov cho hay có một một lựa chọn khác là tăng lãi suất lên 18% trong tuần này và tiếp tục chu kỳ tăng trong tương lai, mặc dù điều này phụ thuộc nhiều vào mục tiêu lạm phát và các lưu ý của Ngân hàng Trung ương Nga về rủi ro dự kiến ​​khi tăng lãi suất.

"Cần có lập trường cứng rắn"

Ông Bartosz Sawicki, nhà phân tích thị trường tại Conotoxia fintech, chia sẻ với Newsweek rằng: "Ngân hàng Trung ương Nga cần phải có lập trường cứng rắn hơn so với trước đây để kiềm chế áp lực giá cả trong nền kinh tế đang bùng nổ tiêu dùng và thiếu hụt lao động".

"Sự gia tăng lãi suất sắp tới nên được coi là một sự điều chỉnh bổ sung, một lần và đánh dấu đỉnh điểm của chu kỳ”, vị chuyên gia nhấn mạnh thêm.

Ông Sawicki cho biết “Khi tỷ lệ lạm phát hàng năm dần tiến gần đến mức 5% vào năm 2025, chi phí đi vay cần được cắt giảm. Hiện tại, Ngân hàng Trung ương Nga nên bám sát vào lập trường cứng rắn và nhấn mạnh quyết tâm kiểm soát mức tăng giá".

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina năm ngoái đã so sánh nền kinh tế Nga với một “tài xế nhấn quá mạnh vào chân ga”. Bà nói rằng điều đó có nghĩa là "chúng ta sẽ không đi xa được”.

Tháng trước, tờ báo The Bell đưa tin rằng, trong bối cảnh Điện Kremlin tăng chi tiêu để chi trả cho chiến sự, "rõ ràng là lãi suất không có tác dụng nhiều trong việc kìm hãm nhu cầu". Tờ báo này cho biết Ngân hàng Trung ương có thể không có lựa chọn nào về việc có nên tăng lãi suất hay không, "chỉ có thể lựa chọn mức lãi suất cao nhất".

Ông Sawicki cho biết thêm rằng: "Kỳ vọng lạm phát giảm, vốn đã ở mức hai chữ số kể từ tháng 2/2021, có vẻ không khả quan khi giá thực phẩm tăng".

Theo Tổng cục Thống kê Liên bang Nga (Rosstat), chỉ số giá tiêu dùng tại Nga trong tháng 6 đã tăng 0,64% so với tháng trước đó. Trong đó, giá lương thực đã tăng 0,63% so với tháng trước đó và tăng 9,81% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá các mặt hàng phi lương thực cũng tăng lần lượt 0,29% và 7,01%. Giá dịch vụ trong tháng 6 cũng tăng 1,06% so với tháng trước đó và tăng 8,79% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo News Week
Ukraine chặn dầu Nga, một nước châu Âu đối mặt khủng hoảng nhiên liệu

Ukraine chặn dầu Nga, một nước châu Âu đối mặt khủng hoảng nhiên liệu

Tài chính quốc tế
(VNF) - Hungary đang chạy đua với thời gian để tránh mất điện và thiếu nhiên liệu sau khi Ukraine vào tháng trước đã áp đặt lệnh trừng phạt nhằm chặn công ty dầu mỏ tư nhân lớn nhất của Nga là Lukoil vận chuyển dầu thô qua đường ống tới Trung Âu.
Cùng chuyên mục
Ô tô điện Trung Quốc 'làm mưa làm gió' tại Thái Lan

Ô tô điện Trung Quốc 'làm mưa làm gió' tại Thái Lan

(VNF) - Sau nhiều thập kỷ thống trị doanh số bán hàng tại Thái Lan, Mazda, Nissan và các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản khác đang mất dần vị thế tại thị trường này. Sự “đổ bộ” đột ngột của các thương hiệu xe điện Trung Quốc dường như đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô của quốc gia được mệnh danh là “Detroit của châu Á”.

Mở tài khoản riêng, dễ dàng tiền bạc với con: Thế nào là vừa đủ?

Mở tài khoản riêng, dễ dàng tiền bạc với con: Thế nào là vừa đủ?

(VNF) - Một số cha mẹ cho rằng việc cởi mở về tài chính gia đình giúp con cái hiểu về tiền bạc một cách trực quan, từ đó có động lực trang bị kiến thức quản lý tài chính cá nhân, trong khi số khác lại lo ngại rằng điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con, tạo ra sự ỷ lại của con cái vào tài sản của bố mẹ

Xả thải chưa qua xử lý, Công ty Thuận Đức bị phạt 2,1 tỷ đồng

Xả thải chưa qua xử lý, Công ty Thuận Đức bị phạt 2,1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Thuận Đức bị phạt hơn 2 tỷ đồng vì xả chất thải chưa xử lý ra môi trường, xả nước thải có chứa các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên.

EVNHANOI sẽ không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện trong cơn bão số 3

EVNHANOI sẽ không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện trong cơn bão số 3

(VNF) - Để chủ động phòng chống bão, EVNHANOI cho biết đã triển khai các phương án phòng chống bão và yêu cầu các đơn vị trực thuộc sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.

Người Việt đầu tư Bitcoin: Mơ đổi đời, thích giàu nhanh

Người Việt đầu tư Bitcoin: Mơ đổi đời, thích giàu nhanh

(VNF) - Nhiều người Việt đầu tư Bitcoin thắng lớn trong giai đoạn đầu và chuyển hướng sang mua bất động sản, siêu xe… song cũng có hàng ngàn người bị thiệt hại số tiền lớn bởi dính tới lừa đảo.

Volkswagen 'ngàn cân treo sợi tóc', siêu bão Yagi tấn công châu Á

Volkswagen 'ngàn cân treo sợi tóc', siêu bão Yagi tấn công châu Á

(VNF) - Những câu chuyện kinh doanh đáng chú ý nhất toàn cầu trong tuần vừa qua bao gồm tình trạng "khẩn cấp" của gã khổng lồ ô tô Đức Volkswagen cũng như sự sụt giảm giá trị thị trường của Nvidia. Bên cạnh đó, tin tức về siêu bão Yagi, siêu bão mạnh nhất châu Á, cũng được quan tâm.

Toàn cảnh cầu Nhơn Trạch trước thời điểm hợp long nối TP.HCM - Đồng Nai

Toàn cảnh cầu Nhơn Trạch trước thời điểm hợp long nối TP.HCM - Đồng Nai

(VNF) - Theo Chủ đầu tư Dự án, cầu Nhơn Trạch trên tuyến Vành đai 3 – TP.HCM sẽ hợp long nhịp đầu tiên trong tháng 9/2024

Nhiều bộ ngành trung ương giải ngân đầu tư công 0%

Nhiều bộ ngành trung ương giải ngân đầu tư công 0%

(VNF) - Bộ Tài chính cho biết, tới hiện tại, vẫn còn tới 31 bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của nước. Đặc biệt, vẫn còn một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân bằng 0%.

VNG thay Tổng Giám đốc, ông chủ nhà xe Thành Bưởi qua đời

VNG thay Tổng Giám đốc, ông chủ nhà xe Thành Bưởi qua đời

(VNF) - VNG bổ nhiệm quyền Tổng Giám đốc thay ông Lê Hồng Minh, Cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan nhận án 3 năm tù, ông Lê Đức Thành chủ nhà xe Thành Bưởi qua đời… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Bình Định chấm dứt dự án nuôi gia cầm công nghệ cao 537 tỷ đồng

Bình Định chấm dứt dự án nuôi gia cầm công nghệ cao 537 tỷ đồng

(VNF) - Dự án Chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu thịt, giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư Bình Định chấm dứt hoạt động theo mong muốn của nhà đầu tư.