Mới đây, vụ sáp nhập Công ty nhựa Mediplast vào Vinamed- Tổng công ty Thiết bị-Bộ Y tế đang trở thành một trong những tâm điểm trên thị trường và được các cổ đông liên tục kêu cứu doanh nghiệp này sáp nhập vào Vinamed.
Được biết nhóm cổ đông lớn chiếm quyền chi phối 2 doanh nghiệp sáp nhập này là ông Phạm Quang Huy - Chủ tịch HĐQT của Vinamed và cũng giữ ghế Chủ tịch HĐQT của nhiều Công ty khác.
Theo giới đầu tư, ngoài chiếc ghế Chủ tịch HĐQT của Vinamed - một doang nghiệp chuyên ngành y tế, ông Huy còn giữ ghế Chủ tịch HĐQT của Công ty Mediplast. Sau dị nghị của cổ đông, chiếc ghế Chủ tịch HĐQT nhường lại cho một người khác thành viên HĐQT. Được biết ông Huy còn giữ ghế chủ tịch Công ty JVC - Công ty Cổ phần thiết bị Y tế Việt Nhật mới đây. Giá cổ phiếu JVC phiên ngày 5/7 leo lên mức 3.400 đồng/cổ, sau những lùm xùm về Tổng Giám đốc JVC bị bắt Công ty rơi vào diện kiểm soát do lỗ và bị sàn chứng khoán HoSE đưa vào diện kiểm soát liên tục.
Ngoài 3 chiếc ghế nóng này ông Huy còn nắm giữ các ghế Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Dịch vụ - Vận tải Dầu khí Cửu Long (PCT, Thành viên HĐQT của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khi (PET). Vậy ông Phạm Quang Huy là ai? Theo dữ liệu CafeF, chúng tôi thu được thông tin: Ông Huy là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh từng kinh qua chuyên viên phòng đầu tư, Công ty chứng khoán Bảo Việt, Phó Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Dầu khí và hiện nay được biết hiện nay cũng là thành viên Công ty xổ số Vietllot.
Theo ông Nguyễn Cửu Long, nhà đầu tư trên sàn chứng khoán ABCS, thì trên sàn có nhiều nhóm chuyên đi thâu tóm các doanh nghiệp, nhóm của ông Phạm Quang Huy, Đặng Thanh Tùng được mệnh danh là nhóm chuyên đi thâu tóm các doanh nghiệp trong ngành y tế.
Câu chuyện "chiếc ghế" của ông Huy không có gì đáng bàn nhưng rất nhiều cổ đông đặt ra ông Huy có quyền lực mạnh cỡ nào mà có thể tham gia cùng lúc giữ nhiều vị trí, đó là những chiếc ghế Chủ tịch HĐQT vào nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành nghề sản xuất như vậy? Phải chăng ông Huy đại diện cho nhiều nhóm cá nhân đứng ra thâu tóm chuyên mua bán các doanh nghiệp trong ngành y tế.
Việc mua bán, sáp nhập luật pháp qui định đã rõ ràng,tuy nhiên điều cổ đông lo ngại, dưới bàn tay đạo diễn của những nhà đầu tư tài chính, mà đại diện nhóm chuyên đi thâu tóm lĩnh vực y tế, liệu rằng cuộc sống yên bình trước đây của doanh nghiệp có được duy trì? Cũng như một cuộc hôn nhân khiên cưỡng mới đây giữa Vimamed - một doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả và Mediplast lãi trên vốn điều lệ xấp xỉ 100% có làm doanh nghiệp sau sáp nhập này tiếp tục phát triển…hay tiếp tục lụn bại… Đó là những câu hỏi mà cổ đông Mediplast lo lắng…
Theo phản ánh của các nhóm cổ đông từ Mediplast: "Từ sau khi nhóm cổ đông nắm quyền đến nay, lợi nhuận của Mediplast giảm mạnh nhưng các chi phí tăng lên bất thường. Chúng tôi thấy nghi ngờ tính chân thực nhiều chi phí của HDQT Mediplast và Vinamed liệu có hợp lệ hay không? Trong khi ấy việc chuyển nhượng cổ phiếu diễn ra liên tục.
Qua tìm hiểu, chúng tôi cũng được biết rằng nhóm ông Huy không chỉ thâu tóm cổ phần ở Vinamed và Mediplast mà còn nhiều chiêu trò khác, nhất là đối với các doanh nghiệp, kinh doanh. Vì vậy chúng tôi kiến nghị Bộ Tài chính và Tổng cục thuế tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế và tài chính kế toán của Mediplast và Vinamed trong năm 2016 và 2017.
Do vậy, chúng tôi cũng kiến nghị quý cơ quan thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế của các cá nhân trong HĐQT và Ban Kiểm soát của Mediplast và Vinamed (không chỉ bao gồm việc nộp thuế thu nhập cá nhân mà còn bao gồm tất cả các loại thuế khác)...