'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng 25/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trình bày tờ trình về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Trong đó, nội dung đáng chú ý là giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, gửi nhận thông điệp dữ liệu và chứng thư điện tử.
Theo Luật Giao dịch điện tử năm 2005, về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, luật không quy định về các điều kiện cụ thể có giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, không quy định về chuyển đổi từ bản giấy sang thông điệp dữ liệu và ngược lại, không quy định về chứng thư điện tử.
Tuy nhiên, dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã sửa đổi, chi tiết hoá cách thức xác định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng bổ sung quy định điều kiện đảm bảo giá trị pháp lý khi chuyển đổi từ bản giấy sang thông điệp dữ liệu và ngược lại; đồng thời bổ sung quy định về chứng thư điện tử nhằm tháo gỡ vướng mắc về kết quả giao dịch để có thể đưa một giao dịch lên trực tuyến toàn trình.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết vấn đề lớn nhất trong việc thúc đẩy giao dịch điện tử toàn trình chính là việc kết quả cuối cùng vẫn cấp văn bản giấy. Hiện nay, mới chỉ có quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử ở cấp nghị định.
"Việc đưa ra khái niệm chứng thư điện tử và đảm bảo giá trị pháp lý cho hình thức này là một bước đột phá lớn để thúc đẩy các hoạt động giao dịch điện tử trong các ngành, lĩnh vực và xã hội diễn ra toàn trình, toàn bộ từ đầu đến cuối bằng phương tiện điện tử", Bộ trưởng nêu rõ.
Với những sửa đổi trên, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) sẽ giải quyết những vướng mắc trong quy định hiện hành về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm triển khai giao dịch điện tử an toàn, tin cậy, có giá trị pháp lý trên không gian mạng.
Báo cáo thẩm tra về nội dung trên, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy nội dung chương này tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi các giao dịch truyền thống lên môi trường điện tử dựa trên cơ sở thông điệp dữ liệu và quy định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.
Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử hiện hành chưa làm rõ quy định về an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu, biện pháp bảo đảm tính toàn vẹn, tính chống chối bỏ của thông điệp dữ liệu; chưa quy định về thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu, thời điểm ký thông điệp dữ liệu. Đây là những nội dung hết sức căn bản và quan trọng của thông điệp dữ liệu, do đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí bổ sung các quy định nêu trên vào dự thảo luật.
Về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ các vấn đề: khái niệm "chứng từ điện tử" để áp dụng trong thực tiễn; nội dung Điều 10 (giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu) chưa thể hiện được giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản tại Điều 11 cho phù hợp, thống nhất với quy định của pháp luật về công chứng.
Đáng chú ý, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đề nghị nghiên cứu, chỉnh sửa lại quy định chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu (Điều 14) cho phù hợp với thực tế, đặc biệt là hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động của hải quan... đồng thời rà soát quy định giá trị pháp lý của văn bản giấy như bản gốc cho rõ ràng và thống nhất với quy định của Luật Kế toán hiện hành.
Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, quy định như điểm a khoản 1 Điều 14 về việc nội dung thông tin trong thông điệp dữ liệu được bảo đảm nguyên vẹn như trong bản gốc văn bản giấy sẽ gây khó khăn đối với hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại vì trong nhiều trường hợp ngân hàng thương mại không phải là tổ chức phát hành bản gốc, quản lý sổ gốc văn bản giấy.
Cũng tại khoản 1, Điều 14, điểm đ quy định trường hợp bản gốc là văn bản giấy có chữ ký thì thông điệp dữ liệu phải có chữ ký số theo quy định tại luật này của tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng không phù hợp với thực tiễn vì khi thực hiện số hóa các văn bản giấy đã có chữ ký của khách hàng, ngân hàng cũng không thể yêu cầu khách hàng ký số lại một lần nữa, gây ra nhiều gánh nặng trong quá trình vận hành.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 14 dự thảo luật quy định yêu cầu văn bản giấy phải có chữ ký, con dấu của tổ chức, cá nhân thực hiện việc chuyển đổi cũng gây rất nhiều khó khăn về thủ tục.
Trên thực tế, khách hàng thực hiện giao dịch trên các hệ thống/phương tiện điện tử mà ngân hàng cung cấp điều đó được hiểu rằng thông điệp dữ liệu về giao dịch do khách hàng là người khởi tạo. Vì vậy, quy định chỉ khách hàng được chuyển đổi sang chứng từ giấy thì sẽ hạn chế với ngân hàng, vì ngân hàng cũng có thể cần chuyển đổi để phục vụ các yêu cầu của ngân hàng.
Cũng theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, có ý kiến khác cho rằng không hạn chế chủ thể thực hiện chuyển đổi vì hiện nay, hóa đơn điện tử đang triển khai đồng bộ trên toàn quốc từ 1/7/2022 (theo Luật Quản lý thuế). Tuy nhiên, tại doanh nghiệp vẫn phải chuyển đổi thành hóa đơn giấy để lưu trữ do trong bộ hồ sơ thanh toán thì các văn bản, chứng từ khác vẫn phổ biến ở dạng giấy (chưa được điện tử hóa để lưu trữ điện tử đồng bộ).
Do đó, doanh nghiệp vẫn có nhu cầu chủ động chuyển đổi hóa đơn điện tử đầu vào để lưu trữ (không bị phụ thuộc việc chuyển đổi vào bên bán – bên lập hóa đơn điện tử).
Khoản 3 Điều 17 Luật Kế toán quy định "Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.