'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) có báo cáo về ngành phân bón. VDSC nhận định mặc dù thời tiết năm 2017 diễn biến tốt hơn nhưng kết quả kinh doanh của nhóm ngành phân bón nhìn chung không quá ấn tượng.
VDSC ước tính doanh thu của các doanh nghiệp phân bón niêm yết bình quân chỉ tăng 5% trong khi lợi nhuận sau thuế gần như không đổi so với cùng kỳ. Điều này có thể được lý giải do tình trạng dư cung vẫn còn lớn, trong khi giá nguyên liệu diễn biến bất lợi theo giá dầu thế giới.
VDSC nhận định động lực chính của ngành phân bón trong năm 2018 sẽ chủ yếu đến từ câu chuyện thay đổi chính sách thuế VAT và câu chuyện thoái vốn hơn là tăng trưởng kết quả kinh doanh.
VDSC dự báo luật sửa đổi VAT nhiều khả năng sẽ được thông qua. Trong trường hợp lạc quan nhất, chính sách thuế mới sẽ được thực thi từ năm 2019. Thị trường sẽ phản ứng mạnh nếu luật sửa đổi VAT được thông qua.
Theo ước tính của VDSC, hai công ty đạm Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-Công ty cổ phần (Mã: DPM) và Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Mã: DCM) có thể được hoàn thuế VAT khoảng 260 - 270 tỷ đồng/năm (tương đương 35% lãi sau thuế ước tính năm 2017 của cả hai công ty).
Trong khi Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Mã: LAS) cũng được hoàn khoảng 140 tỷ đồng/năm, tương đương 80% lãi sau thuế ước tính năm 2017.
Theo báo cáo của VDSC, DPM đang đứng đầu thị phần về sản xuất urê với 31% và ngay sau DPM là DCM với 30%. Phân urê hiện chiếm khoảng 23% thị phần ở Việt Nam.
Với NPK thì Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình (Mã: NFC) đang đứng số 1 về thị phần với 36%, bỏ đối thủ thứ hai là Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (Mã: BFC) và Lâm Thao đều có thị phần 17%.
Trong năm 2018, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đặt kế hoạch sẽ thoái vốn tại DCM và DPM với tỷ lệ nắm giữ dự kiến sẽ không cao hơn 51%.
Mặc dù tương lai của hai công ty đạm sẽ khá khó khăn, dựa trên lo ngại chính sách giá khí sẽ kém ưu đãi hơn hiện nay khi mà lợi ích của PVN giảm sút nhưng VDSC cho rằng, các cổ phiếu này vẫn sẽ phản ánh tích cực, ít nhất là trong ngắn hạn, dựa vào kỳ vọng một làn gió mới từ các nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm.
Về phía Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam (Mã: SFG) và Phân bón Bình Điền là hai cái tên dự kiến sẽ được thoái vốn xuống dưới 50%. Tuy nhiên, không giống như PVN, lộ trình thoái vốn của Vinachem được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/1/2018 khá chung chung là giai đoạn 2017 - 2020. Do đó, khả năng Vinachem thoái vốn ngay trong năm 2018 vẫn chưa chắc chắn, VDSC nhận định.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.