'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong thời gian qua đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A đình đám. Trong đó, không thể không nhắc tới việc tập đoàn bảo hiểm Anh quốc Aviva đã hoàn tất mua lại phần vốn góp của Vietinbank tại doanh nghiệp, nhờ vậy VietinAviva trở thành công ty thuộc sở hữu 100% của Tập đoàn và đổi tên thành Aviva Việt Nam.
Giữa năm 2018, thương hiệu Mirae Asset Prévoir (MAP Life) cũng chính thức thay thế cho thương hiệu Prévoir Việt Nam, sau khi Tập đoàn Mirae Asset của Hàn Quốc hoàn tất bước cuối cùng trong việc góp vốn 50% vào hãng bảo hiểm đến từ nước Pháp.
Với nguồn vốn lớn từ cổ đông chiến lược Mirae Asset, MAP Life đang đẩy mạnh việc mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm và đầu tư phát triển kênh bán hàng trực tiếp thông qua đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, cũng như các kênh kinh doanh tiềm năng khác như kênh hội thảo khách hàng, bảo hiểm trực tuyến nhằm mang đến cho khách hàng nhiều hình thức tiếp cận thuận tiện, đáp ứng nhu cầu được tham gia bảo hiểm của người dân tại các tỉnh/thành phố trên cả nước.
Trong các dòng vốn đổ vào thị trường tài chính Việt Nam, dòng tiền đầu tư tới từ Hàn Quốc thu hút sự chú ý của thị trường bởi các thương vụ mua bán cổ phần cả 2 mảng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Chẳng hạn, Công ty bảo hiểm Dongbu mua cổ phần của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Tập đoàn bảo hiểm Samsung Fire & Marine Insurance (SFMI) mua cổ phần của PJICO…
Theo các chuyên gia, một phần nguyên nhân dòng tiền từ Hàn Quốc đổ mạnh vào Việt Nam là bởi thị trường bảo hiểm tại quốc gia này đã bão hòa. Tính đến thời điểm hiện tại, gần như 100% các hộ gia đình tại Hàn Quốc đã có bảo hiểm nhân thọ.
Hoạt động chủ yếu mà các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Hàn Quốc đang tiến hành là tìm kiếm kênh đầu tư thích hợp nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn nữa cho các khách hàng của mình. Trong bối cảnh này, các tập đoàn Hàn Quốc rất tích cực tìm hiểu cơ hội thâm nhập thị trường các nước đang giàu tiềm năng, trong đó có Việt Nam.
Trong khi nhiều thị trường bảo hiểm nhân thọ khác gần như đã bão hòa, thì tại Việt Nam, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 30%/năm liên tục trong nhiều năm qua. Và doanh nghiệp nào cũng nhìn thấy cơ hội trong sự phát triển chung này.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến hết năm 2017, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có 18 doanh nghiệp, ngoại trừ Bảo Việt Nhân thọ là doanh nghiệp Việt Nam, còn lại đều là những liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, bao gồm sự hiện diện của những tập đoàn tài chính - bảo hiểm hàng đầu trên thế giới.
“Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn tại châu Á. Các tập đoàn bảo hiểm - tài chính lớn kỳ vọng và đầu tư mạnh mẽ cho doanh nghiệp mình ở thị trường này để từ đó làm “bàn đạp” phát triển sang các nước Đông Nam Á khác”, CEO một công ty bảo hiểm tại châu Á nhìn nhận.
Trong bối cảnh này, các chuyên gia trong ngành nhận định, cơ hội cho các thương vụ M&A và đầu tư chiến lược tại thị trường bảo hiểm Việt Nam thực sự không còn nhiều, vì các tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới đều không muốn từ bỏ cơ hội. Với tốc độ tăng trưởng hơn 30%/năm, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn tạo cơ sở cho các hãng bảo hiểm lớn "đặt cược".
Chưa kể, 18 doanh nghiệp chưa phải là số lượng nhiều và nếu có thêm, thị trường vẫn đủ không gian phát triển cho nhân tố mới. “Vẫn còn doanh nghiệp đang chờ để chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam, tuy nhiên, họ có thể không đi theo hướng thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn mà sẽ chờ đợi để thành lập liên doanh theo cách nhiều doanh nghiệp từng làm”, vị CEO trên cho biết.
Trong khi đó, theo ông Khamsaya Soukhavong, Tổng giám đốc Mirae Asset Prévoir, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ngày càng cạnh tranh tạo cơ hội cho những người mới tham gia tìm kiếm và tạo ra thị trường ngách hấp dẫn. Thêm vào đó, mức thâm nhập cơ bản thấp và triển vọng tăng trưởng cao là những yếu tố thu hút nhà đầu tư.
Trong những tên tuổi được đồn đoán về việc chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam trong suốt những năm qua, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Samsung (Hàn Quốc) được nhắc đến nhiều nhất. Tới thời điểm này, động thái mới nhất của Bảo hiểm nhân thọ Samsung là quyết định gia hạn giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam đến tháng 4/2023 và "tiếp tục nghiên cứu thị trường để thúc đẩy các quyết định kinh doanh tại thị trường Việt Nam".
Tuy nhiên, theo một nguồn tin trong ngành bảo hiểm, nếu có cơ hội thì thời hạn hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện của Bảo hiểm nhân thọ Samsung có thể sẽ không kéo dài đến năm 2023, bởi hãng này vẫn đang tìm kiếm đối tác và cơ hội để chính thức bước chân vào Việt Nam.
Tương tự khối nhân thọ, các doanh nghiệp tại mảng bảo hiểm phi nhân thọ về cơ bản đã lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược cho mình, chẳng hạn Bảo Việt, Bảo Minh, PTI, PVI, BIC… Trao đổi với Đặc san M&A, đại diện PTI và BIC cho biết, hiện tại chưa có kế hoạch mở room cho nhà đầu tư nào ngoài nhà đầu tư hiện hữu.
Tuy nhiên, thị trường vẫn còn nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tiềm năng khác. Mới đây, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) đã thông qua tờ trình thực hiện chiến lược M&A.
Theo đó, hãng bảo hiểm này nhận định, M&A tìm kiếm đối tác chiến lược là xu thế phát triển tất yếu trong nền kinh tế mở với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Thông qua M&A, MIC được hưởng lợi các giá trị cộng hưởng, nâng cao hiệu quả, quy mô hoạt động, thu hút vốn, gia tăng hoạt động đầu tư, mở rộng mạng lưới và danh tiếng trong ngành, tăng cơ hội đấu thầu tham gia các dự án, đồng thời nâng tỷ lệ giữ lại ở các nghiệp vụ có hiệu quả.
Tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của MIC là có kinh nghiệm phát triển các kênh bán lẻ (trực tiếp, online, đại lý, phân phối, hợp tác…); có năng lực xây dựng và triển khai sản phẩm đa dạng, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng sự phát triển của MIC với mục tiêu Top 3 thị trường; đồng hành cùng MIC tối thiểu 5 năm đến 10 năm và duy trì tỷ lệ vốn góp 15% vốn điều lệ tại mọi thời điểm…
Trong khi đó, chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh, đại diện hãng bảo hiểm AXA (Pháp) cho biết, AXA đang chờ đợi có những thay đổi trong quy định pháp luật về tỷ lệ sở hữu tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghệp này. Chủ trương của AXA là linh hoạt và cởi mở đối với mọi cơ hội đầu tư mua bán cổ phần của Bảo Minh.
Hiện tại, Bảo Minh đang có các cổ đông lớn là SCIC, AXA… SCIC là cổ đông chiếm tỷ lệ cổ phần lớn nhất với 50,7%, AXA 13,8%; Công ty TNHH Firstland và Halley Sicav - Halley Asian Prosperity sở hữu hơn 4%...
Sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với cổ phần của Bảo Minh luôn hiện hữu, tuy nhiên, tại Đại hội, đại diện hãng bảo hiểm này cho biết, đối với việc thoái vốn của Bảo Minh, SCIC sẽ lựa chọn thời điểm phù hợp để thực hiện và trong kế hoạch kinh doanh năm 2018 không có nội dung này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.