Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Việc xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam được áp dụng theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể nội dung quy định này như sau:
Theo Điều 240, hình phạt đối với tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được quy định như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết 02 người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".
Để góp phần ngăn chặn sự gia tăng của dịch bệnh COVID-19, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh.
Công văn đã liệt kê cụ thể một số hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 BLHS năm 2015, như: trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo giam dối…; đồng thời, tại Công văn này còn hướng dẫn cụ thể 09 nhóm hành vi vi phạm khác liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý hình sự với mức phạt được quy định và được dẫn chiếu đến điều luật phù hợp để xử lý.
Theo đó, hành vi của BN1342 có thể bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.
BN1342 có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Mức hình phạt tối đa đối với tội danh này lên đến 12 năm.
Hành vi coi thường quy định cách ly, tùy tiện, cẩu thả trong sinh hoạt của bệnh nhân này, đã gây ra hậu quả rất lớn cho xã hội. Sau gần 90 ngày Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 rất tốt, thì chúng ta đã có thêm 4 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, bao gồm BN1342, BN1347 (lây nhiễm từ 1342) và BN1348, BN1349 (lây nhiễm từ BN1347)
Hiện tại, ngành y tế TP Hồ Chí Minh đã truy vết gần 500 trường hợp F1 có tiếp xúc với BN 1347, đồng thời, tiếp tục truy vết, khoanh vùng F2. Hơn 2.000 học sinh phải tạm nghỉ học do liên quan đến BN1347.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.