Nâng hệ số rủi ro cho vay mua nhà: Cơ hội cho các ngân hàng 'dày vốn' gia tăng thị phần?
Minh Tâm -
26/11/2019 23:06 (GMT+7)
(VNF) - Trong bối cảnh các khoản cho vay mua nhà có giá trị lớn bị áp hệ số rủi ro cao theo thông tư mới, một số ngân hàng có vốn tự có lớn có thể giành nhiều thị phần cho vay mua nhà từ các ngân hàng có vốn mỏng hơn.
Nâng hệ số rủi ro cho vay mua nhà: Cơ hội cho các ngân hàng 'dày vốn' gia tăng thị phần?
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN thay thế Thông tư 36/2014 (và các Thông tư sửa đổi liên quan), quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng.
Theo chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI, thông tư mới tập trung vào hai điểm thay đổi chính, đó là giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn (từ mức 40% hiện tại xuống 30%) và tăng hệ số rủi ro của cho vay bất động sản tiêu dùng, từ mức 50% hiện tại lên đến mức trần tối đa là 150%.
Thông tư 22/2019 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020, với thời gian chuyển tiếp là 6 tháng.
Riêng trường hợp điều chỉnh tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85% (hiện ở mức 90% đối với ngân hàng quốc doanh và 80% đối với ngân hàng tư nhân), thời gian chuyển tiếp là 2 năm (trước ngày 1/1/2022).
Đánh giá tác động của việc điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, SSI cho biết tính đến tháng 9/2019, các ngân hàng niêm yết trong phạm vi nghiên cứu của công ty chứng khoán này duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn trung bình ở mức 31%. Trong đó, nhiều ngân hàng có tỷ lệ này dưới 30%.
Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn còn tỷ lệ này cao hơn 35% bao gồm HDBank (35,8%), Techcombank (36,1%), LienVietPostBank (35%).
"Chúng tôi kỳ vọng các ngân hàng này sẽ giảm tỷ lệ này xuống dưới 35% vào cuối năm tới", phía SSI cho biết.
Được biết, các ngân hàng sẽ phải đưa tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về mức 37% từ ngày 1/10/2020. Tiếp tục giảm xuống 34% một năm sau đó và xuống mức 30% sau một năm tiếp theo.
Liên quan đến việc điều chỉnh hệ số rủi ro cho vay bất động sản tiêu dùng khi tính hệ số an toàn vốn (CAR), thông tư mới quy định các khoản vay bất động sản tiêu dùng có giá trị từ 1,5 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng chịu hệ số rủi ro 100%; trong khi các khoản vay tương tự có giá trị trên 4 tỷ đồng chịu hệ số rủi ro 150%.
SSI lưu ý cách tính CAR này sẽ chỉ áp dụng cho các ngân hàng chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016 (Basel II). Các ngân hàng đáp ứng được Thông tư 41/2016 kể từ ngày 1/1/2020 sẽ không áp dụng quy định này.
Thời hạn mới áp dụng Thông tư 41/2016 cho tất cả các ngân hàng đã được lùi lại đến ngày 1/1/2023.
Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt cho 14 ngân hàng thương mại cho phép áp dụng tiêu chuẩn Basel II trong hoạt động kinh doanh theo Thông tư 41/2016/ TT-NHNN, bao gồm Vietcombank, ACB, MB, Techcombank, VPBank, HDBank, TPBank, SeABank, MSB, VietCapital Bank, OCB, VIB, Shinhan Bank và Vietbank.
Các ngân hàng khác như BIDV đã xác nhận sẽ bắt đầu áp dụng Basel II kể từ năm 2020 sau đợt phát hành nâng vốn thành công gần đây.
15 ngân hàng này chiếm khoảng 45% tổng thị phần tín dụng tính đến tháng 9/2019, sẽ tuân thủ theo Thông tư 41/2016 về cách tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thay vì Thông tư 22.
Theo đó, hệ số rủi ro của các khoản vay mua nhà và các khoản vay thế chấp bằng bất động sản sẽ phản ánh chính xác mức độ rủi ro dựa trên đặc điểm và cấu trúc khoản vay, như: tỷ lệ khoản vay trên giá trị (LTV), tỷ lệ đảm bảo trả nợ (DSC), mục đích khoản vay,…do đó, giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tốt hơn thanh khoản và mức độ rủi ro của hệ thống ngân hàng.
Nếu các ngân hàng thương mại không thu thập đủ thông tin về LTV và DSC, khoản vay sẽ áp dụng tỷ lệ rủi ro 200%.
Tính đến tháng 9/2019, tỷ lệ CAR theo Basel II của nhiều ngân hàng niêm yết cao hơn mức yêu cầu tối thiểu là 8%, nhờ các hoạt động huy động vốn trong hai năm qua trong bối cảnh lợi nhuận cao.
Do đó, SSI tin rằng Thông tư 22 sẽ không tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay mua nhà tại các ngân hàng niêm yết này.
Thay vào đó, một số ngân hàng niêm yết có vốn tự có lớn như Techcombank có thể giành nhiều thị phần cho vay mua nhà từ các ngân hàng có vốn mỏng hơn.
Đối với việc điều chỉnh tỷ lệ LDR, SSI nhấn mạnh hầu hết các ngân hàng niêm yết đều có tỷ lệ LDR dưới 80%, không bao gồm BIDV với 86% tính đến tháng 9/2019.
"Quy định mới nâng mức trần từ 80% trước đó lên 85% cho tất cả các ngân hàng, điều này sẽ có lợi cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Đối với các ngân hàng quốc doanh, chúng tôi ước tính BIDV sẽ giảm tỷ lệ này xuống dưới 85% nhờ nguồn vốn mới tăng vào năm 2020", SSI đánh giá.
(VNF) - Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025, OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 5.338 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2024. Đồng thời, 2025 cũng là năm đầu tiên OCB có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt.
(VNF) - Ngoài đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gấp 2 lần so với năm 2024, ABBank còn đề ra kế hoạch bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2027 trong kỳ ĐHĐCĐ thường niên năm nay.
(VNF) - Lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của nhiều ngân hàng được dự đoán sẽ tăng trưởng tích cực khi được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến tăng trưởng tín dụng.
(VNF) - HĐQT của NCB đã trình cổ đông phương án tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng thông qua việc chào bán 700 triệu cổ phiếu riêng lẻ, nâng vốn điều lệ từ 11.780 tỷ đồng như hiện tại lên 19.280 tỷ đồng trong năm nay.
(VNF) - Tín dụng tại Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên tăng mạnh, tập trung vào nông nghiệp, DN nhỏ, xuất khẩu, kiểm soát rủi ro BĐS.
(VNF) - Chỉ trong hai tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của TPBank đã đạt gần 1.430 tỷ đồng, phản ánh đà tăng trưởng mạnh mẽ và chiến lược kinh doanh hiệu quả.
(VNF) - Ngày 28/3, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025. Đại hội đã thông qua các quyết sách quan trọng như: mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng, tiếp tục chia cổ tức 25%, tăng vốn điều lệ lên hơn 18.000 tỷ đồng, phát hành trái phiếu chuyển đổi tối đa 2.000 tỷ đồng, mở rộng mạng lưới ra nước ngoài…
(VNF) - Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức. Giải thưởng tiếp tục là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của TPBank trong việc tối ưu trải nghiệm và nâng cao hiệu quả vận hành cho khách hàng doanh nghiệp.
(VNF) - Sau thành công của gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, VIB đã chính thức ra mắt gói vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.
(VNF) - Theo các chuyên gia của SSI, việc luật hóa Nghị quyết 42 sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay bán lẻ lớn – những ngân hàng thường phải xử lý hàng loạt khoản vay nhỏ – sẽ là bên hưởng lợi nhiều nhất.
(VNF) - Vietcombank vừa hoàn tất phát hành hơn 2,76 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ cao kỷ lục, nâng vốn điều lệ lên hơn 83.500 tỷ đồng, dẫn đầu hệ thống ngân hàng.
(VNF) - Phó Thống đốc NHNN cho biết, sắp tới sẽ có thay đổi lớn liên quan đến nghị định sàn giao dịch tiền ảo và khẳng định ngân hàng sẽ có vai trò lớn trên sàn giao dịch tiền ảo.
(VNF) - Agribank sắp đấu giá khoản nợ gần 134 tỷ đồng của chủ nhà hàng nổi Elisa. Đây là nhà hàng nổi lớn nhất Việt Nam có sức tiếp nhận 1.000 khách cùng một lúc.
(VNF) - NHNN nhận định việc luật hóa Nghị quyết 42 nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn nhằm xử lý các vướng mắc, khó khăn đã và đang cản trở các ngân hàng.
(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa ra mắt gói vay mua nhà dành cho khách hàng trẻ với lãi suất chỉ từ 5%/năm. Gói vay này cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ của ABBANK trong việc đồng hành cùng khách hàng trên hành trình an cư và ổn định tài chính lâu dài.
(VNF) - Lãi suất huy động đồng loạt giảm, lãi suất cho vay cũng đang ở mức rất thấp. Tuy nhiên, dư địa giảm lãi suất còn hạn hẹp. Các ngân hàng đang gặp khó khi vừa muốn cho vay với lãi suất thấp vừa đảm bảo lợi nhuận cho người gửi tiền.
(VNF) - BIDV tiếp tục rao bán lần thứ 5 khoản nợ của Công ty CP phần Hằng Hà. Khoản nợ này được đảm bảo bằng tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản hình thành từ dự án Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Đức Giang.
(VNF) - Sự bùng nổ về công nghệ khiến hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi, khó lường. Các tổ chức tài chính cũng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ để nhận diện và ngăn chặn tội phạm lợi dụng hệ thống ngân hàng làm kênh rửa tiền.
(VNF) - Trước thềm đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, một số lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng bất ngờ rời ghế, tạo nên những biến động đáng chú ý trong bộ máy quản trị. Song song đó, làn sóng cắt giảm nhân sự cũng đang lan rộng khi các ngân hàng tăng tốc chuyển đổi số, dần thu hẹp sự phụ thuộc vào lực lượng nhân sự truyền thống.
(VNF) - NHNN đề xuất cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa 300 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình; tối đa 500 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh và tối đa 3 tỷ đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại.
(VNF) - Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.
(VNF) - Trong khi tuyển dụng nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số đang là vấn đề nan giải của nhiều ngân hàng thì sự ra mắt của một loạt ngân hàng số dự kiến sẽ khiến công cuộc cạnh tranh tìm nhân tài trong thời gian tới còn khốc liệt hơn nữa.
(VNF) - Ngày 20/3/2025, Brand Finance đã công bố Báo cáo toàn cầu mới nhất của về Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị cao nhất toàn cầu, trong đó có nhóm các ngân hàng tại Việt Nam
(VNF) - Mới đây, BIDV đã phát đi thông báo tìm người mua khoản nợ xấu của Công ty cổ phần Vận tải biển và bất động sản Việt Hải – Chủ đầu tư Sân golf Mê Linh - với giá khởi điểm hơn 3.098 tỷ đồng.
(VNF) - Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025, OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 5.338 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2024. Đồng thời, 2025 cũng là năm đầu tiên OCB có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt.