NASA: Đại công trình 36 tỷ USD của Trung Quốc làm Trái Đất quay chậm lại
(VNF) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây tuyên bố rằng Đập Tam Hiệp của Trung Quốc có thể làm chậm tốc độ quay của Trái Đất và kéo dài thời gian của một ngày.
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc, hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới, bắt đầu được xây dựng vào năm 1994 và tiêu tốn khoảng 36 tỷ USD trong 18 năm xây dựng.
Nằm ở Hồ Bắc, một tỉnh miền trung Trung Quốc, con đập này bắc qua sông Dương Tử (hay Trường Giang), con sông dài nhất ở châu Á và tạo ra nhiều điện hơn bất kỳ nhà máy thủy điện nào khác trên thế giới.
Với chiều cao 181m và chiều dài 2.335m, đập có khả năng chứa tới 40 nghìn tỷ lít nước và có công suất tối đa là 22.500 megawatt. Khi hoạt động hết công suất, đập Tam Hiệp có thể cung cấp điện cho 5,4 triệu hộ gia đình trong một tháng, sử dụng dòng nước từ các hẻm núi gần đó là Qutangxia, Wuxia và Xilingxia.
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ, hoạt động của đập Tam Hiệp có thể ảnh hưởng đến tốc độ quay của hành tinh.
Trận động đất và sóng thần thảm khốc vào tháng 12/2004 ở Ấn Độ Dương lần đầu tiên thúc đẩy các nhà khoa học tại NASA nghiên cứu ý tưởng rằng sự quay của Trái đất có thể bị ảnh hưởng.
Trong vật lý, sự phân bố khối lượng trên Trái Đất có thể có ảnh hưởng nhỏ đến "Momen quán tính" của hành tinh - một khái niệm mô tả mức độ khó khăn khi xoay một vật thể quanh một trục nhất định, theo IFL Science.
Chuyển động của các mảng kiến tạo trong và sau trận động đất được cho là đã ảnh hưởng đến vòng quay của Trái đất, đặc biệt là trận động đất năm 2004 đã làm thay đổi sự phân bố khối lượng của hành tinh và làm giảm độ dài của một ngày xuống 2,68 micro giây.
Trong một bài đăng từ năm 2005, Tiến sĩ Benjamin Fong Chao, một nhà địa vật lý tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA, đã giải thích rằng lượng nước khổng lồ được chuyển đi để lấp đầy Đập Tam Hiệp có thể có tác dụng tương tự.
Theo Tiến sĩ Benjamin, sự dịch chuyển khối lượng này sẽ làm tăng độ dài của một ngày thêm 0,06 micro giây và dịch chuyển vị trí cực của Trái đất khoảng 2cm.
Hiệu ứng này có thể không đáng kể đối với nhận thức hàng ngày của con người, nhưng nó có thể gây nhầm lẫn cho các thiết bị đo thời gian siêu chính xác như đồng hồ nguyên tử.
Vấn đề phát sinh đã khiến một số nhà khoa học lập luận rằng thế giới sẽ cần phải tính đến giây nhuận âm, chẳng hạn như một phút chỉ có 59 giây, trong thập kỷ tới.
Mới đây, Trung Quốc đã phê duyệt thêm dự án thủy điện khổng lồ trên sông Yarlung Tsangpo ở khu tự trị Tây Tạng. Tổng vốn đầu tư vào con đập có thể vượt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD), vượt xa bất kỳ dự án hạ tầng đơn lẻ nào khác trên thế giới.
Sông Yarlung Tsangpo chảy qua Cao nguyên Tây Tạng, tạo ra hẻm núi sâu nhất trên Trái Đất và có độ chênh lệch theo chiều thẳng đứng là 7.667m trước khi chảy đến Ấn Độ, nơi nó được gọi là sông Brahmaputra.
Con đập sẽ được xây dựng ở một trong những vùng mưa nhiều nhất của Trung Quốc đại lục. Dự án này dự kiến sẽ tạo ra gần 300 tỷ kWh điện mỗi năm đủ đáp ứng nhu cầu hàng năm của hơn 300 triệu người. Con số này cao gấp ba lần công suất thiết kế 88,2 tỷ kWh của Đập Tam Hiệp, hiện là đập lớn nhất thế giới ở miền trung Trung Quốc.
Năm 2020, ông Yan Zhiyong, khi đó là chủ tịch Tổng công ty xây dựng điện Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, cho biết vị trí trên sông Yarlung Tsangpo là một trong những khu vực giàu thủy điện nhất thế giới.
Trong khi đó, Ấn Độ và Bangladesh vẫn bày tỏ lo ngại về con đập này vì dự án có khả năng làm thay đổi không chỉ hệ sinh thái địa phương mà còn cả dòng chảy và hướng chảy của con sông ở hạ lưu.
Sông Yarlung Tsangpo trở thành sông Brahmaputra khi nó rời Tây Tạng và chảy về phía nam vào các bang Arunachal Pradesh và Assam của Ấn Độ và cuối cùng vào Bangladesh.
Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất thủy điện ở thượng nguồn sông Yarlung Tsangpo, chảy từ phía tây sang phía đông Tây Tạng. Họ đang lên kế hoạch cho nhiều dự án hơn ở thượng nguồn.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ mới đây cho hay New Delhi đã nêu mối quan ngại với Bắc Kinh về việc Trung Quốc có kế hoạch xây dựng đập thủy điện trên sông Yarlung Zangbo.
Virus 'giống Covid' gây ra nỗi sợ hãi mới ở Trung Quốc
- Hàn Quốc: Kiểm tra khẩn cấp toàn bộ hệ thống khai thác máy bay sau thảm kịch 179 người tử vong 30/12/2024 11:30
- Năm thách thức hàng đầu cho kinh tế toàn cầu 2025 02/01/2025 07:00
- Bất chấp mọi áp lực, năng lượng Nga vẫn duy trì sức mạnh ở châu Âu 05/01/2025 09:30
Vào công trường thi công 600 căn nhà ở xã hội tại Long Biên - Hà Nội
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.