'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại buổi tọa đàm “Sửa đổi Luật Đầu tư công – Bàn luận từ những góc nhìn đa chiều” do Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức hôm nay (8/5), nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học đã có những nhận định và đưa ra các kiến nghị, giải pháp sửa đổi Luật Đầu tư công hiện nay.
Quang cảnh của buổi tọa đàm “Sửa đổi Luật Đầu tư công – Bàn luận từ những góc nhìn đa chiều” ngày 8/5
Theo bà Phạm Thúy Hạnh – Phó Vụ trưởng Vụ Xây dựng Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, Luật Đầu tư công tại Việt Nam được ban hành năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, sau một thời triển khai, luật bộc lộ một số bất cập cần phải sửa đổi trong thời gian sắp tới.
Bà Hạnh cho hay Luật Đầu tư công hiện hành cũng như dự thảo luật đã có phân loại tiêu chí và loại đầu tư công. Cụ thể, các tiêu chí gồm: tiêu chí về luật kế hoạch đầu tư công trung hạn, tiêu chí để luật phê duyệt chủ trương đầu tư công, tiêu chí để thẩm định phê duyệt dự án đầu tư công hay tiêu chí đánh giá hiệu quả và tác động của dự án Luật Đầu tư công.
Bà Phạm Thúy Hạnh – Phó Vụ trưởng Vụ Xây dựng Pháp luật, Văn phòng Chính phủ
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một hệ thống tiêu chí thống nhất để đánh giá dự án đầu tư công (gồm trước, trong và sau quá trình phê duyệt đầu tư công).
Do đó, bà Hạnh cho rằng nên giao cho Chính phủ quyết định trực tiếp các tiêu chí đánh giá của luật đầu công.
“Về quản lý vốn đầu tư công, tôi cho rằng việc điều chỉnh các vốn trong ngân sách nhà nước, vốn trong ngân sách địa phương, vốn trong ngân sách trung ương, bổ sung cho ngân sách địa phương là rất cần thiết”, bà Hạnh nói.
Theo ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần phải xóa bỏ một số thủ tục phiền hà trong các khâu đầu tư công, nói cách khác là xóa tận gốc tham nhũng, những nhiễu có thể xảy ra trong quá trình đầu tư công.
Còn theo PGS. TS. Ngô Doãn Vịnh, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nên có chế tài để quản lý người ra quyết định, người có trách nhiệm cao nhất trong đầu tư công.
Dự kiến tại kỳ họp thứ 7 sắp tới, Quốc hội khóa XIV cũng sẽ xem xét việc sửa đổi Luật Đầu tư công.
Sẽ nâng hạn mức đầu tư dự án trọng điểm quốc gia từ 10.000 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng? Qua công tác rà soát cũng như đề xuất của các bộ ngành, địa phương, mức 10.000 tỷ đồng đối với một công trình quan trọng quốc gia đã được đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội từ năm 1997. Đến nay đã hơn 20 năm, kể cả phần trượt giá hay quy mô nền kinh tế tăng thêm thì việc điều chỉnh là hết sức cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu và rà soát, ban soạn thảo cũng đã nghiên cứu Nghị quyết 49 năm 2010 của Quốc hội, thời điểm đó cũng đã xác định quy mô của dự án quan trọng quốc gia là 35.000 tỷ đồng, và cũng đề xuất tiếp thu trước đây đã quy định là mức 35.000 tỷ đồng được áp dụng cho giai đoạn này. Tuy nhiên, qua công tác rà soát theo 2 khóa cạnh, một là trượt giá tính từ thời điểm Luật Đầu tư công phê duyệt, hai là khía cạnh tăng trưởng kinh tế, quy mô nền kinh tế. Qua tính toán hai chỉ tiêu này, quy mô có thể tăng lên khoảng 2 lần. Để cho tính bền vững và lâu dài của Luật Đầu tư công, Chính phủ cũng đã kiến nghị ở mức 20.000 tỷ đồng đối với dự án quan trọng quốc gia. Hiện nay, trong báo cáo đề xuất sẽ phải trình các cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội xem xét cho ý kiến. Ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Xem thêm: Ford Focus ST 2019 mở bán tại Anh, giá từ 888 triệu đồng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.