Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới: GDP có thể tăng 100% vào năm 2028

Quốc Anh - 28/09/2023 10:19 (GMT+7)

(VNF) - Không phải là những cái tên thường nghe, Guyana - một quốc gia ở Nam Mỹ, mới là đất nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Theo một phân tích, tốc độ tăng trưởng của Guyana thậm chí có thể đạt hơn 100% vào năm 2028.

VNF
Guyana là đất nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh “chưa từng thấy”

Guyana, với dân số khoảng 800.000 người, ghi nhận mức tăng trưởng GDP là 62,3% vào năm 2022, mức cao nhất thế giới theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Dự báo GDP gần đây của IMF cho thấy, với đà phát triển này, Guyana có thể tăng trưởng lên đến 38% vào cuối năm nay – một tốc độ “cực kỳ nhanh”. Nền kinh tế của quốc gia này chủ yếu được thúc đẩy bởi lợi nhuận từ lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ.

IMF không phải là đơn vị duy nhất đưa ra dự báo này. Ông Andrew Trahan, người đứng đầu Bộ phận Rủi ro Quốc gia Mỹ Latinh của BMI, một đơn vị nghiên cứu của Fitch Solutions cũng có quan điểm rằng “Guyana sẽ chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng bùng nổ trong năm nay”.

Đại diện BMI dự kiến sản lượng dầu ở Guyana sẽ tăng khoảng 390.000 thùng/ngày trong năm nay và lên hơn 1 triệu thùng/ngày vào năm 2027, ngay khi các mỏ dầu ngoài khơi của nước này, Lô Stabroek, được mở bởi tập đoàn dầu khí quốc tế ExxonMobil.

Theo thông tin được cung cấp bởi ExxonMobil, Lô Stabroek của Guyana là một hồ chứa dầu ngoài khơi rộng 6,6 triệu mẫu Anh, ước tính chứa đến 11 tỷ thùng dầu.

“Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Guyana đã, đang và sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi sự mở rộng nhanh chóng sản lượng dầu mới liên tục được phát hiện thêm trong những năm gần đây. Sản lượng dầu cao hơn sẽ thúc đẩy xuất khẩu ròng của Guyana”, ông Trahan nhận định.

Đứng trên góc nhìn cá nhân, ông Tranhan kỳ vọng GDP thực tế của Guyana sẽ tăng khoảng 115% trong 5 năm tới đây và giữ được danh hiệu nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong ít nhất 2 năm tới: “Mức độ tăng trưởng phụ thuộc phần lớn vào tốc độ của hoạt động sản xuất dầu”.

Bên cạnh việc tăng cường sản xuất dầu nhờ mỏ dầu thứ ba sắp đi vào hoạt động, tăng trưởng trong lĩnh vực phi dầu mỏ của Guyana như đầu tư vào giao thông vận tải, nhà ở và huy động vốn nhân lực cũng được chính phủ nước này quan tâm thúc đẩy.

Báo cáo của IMF chỉ ra rằng các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác mỏ và khai thác đá của Guyana cũng đang hoạt động rất tích cực.

Xuất khẩu năng lượng mạnh mẽ tại Guyana đồng thời sẽ giúp thúc đẩy quỹ đạo tăng trưởng của đất nước, chẳng hạn như thu hút đầu tư mạnh mẽ, tạo ra cơ hội việc làm mới và tăng doanh thu của chính phủ.

“Tốc độ” có thể đi kèm “rủi ro”

Guyana đã phát triển nhanh chóng từ một trong những quốc gia nghèo nhất vùng Caribe trở thành một nền kinh tế “có tốc độ tăng trưởng vượt trội”. Quỹ đạo tăng trưởng tích cực sẽ tiếp tục, nhưng còn phụ thuộc vào giá dầu cũng như sự ổn định chính trị trong nước.

“Theo thời gian, giá dầu sẽ biến động và có thể sẽ rơi xuống mức thấp. Đó là lý do tại sao việc đa dạng hóa nền kinh tế của Guyana là cực kỳ quan trọng”, bà Valerie Marcel, cộng tác viên tại tổ chức nghiên cứu Chatham House bày tỏ Guyana cần phát triển thêm nhiều lĩnh vực khác ngoài dầu mỏ.

Bà Marcel đồng thời cảnh báo: “Giống như các quốc gia phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ khác, Guyana đang đối mặt với những rủi ro nhất định, đặc biệt là tham nhũng và căn bệnh Hà Lan". 

Căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease) là một thuật ngữ kinh tế đề cập đến những tác động tiêu cực phát sinh đột biến từ sự phát triển quá nhanh chóng của đồng tiền quốc gia. Các tác nhân chính chủ yếu là những phát hiện mới hoặc khối tài nguyên thiên nhiên khổng lồ bất ngờ được tìm ra.

Ông Trahan cũng đã nhìn nhận trước vấn đề này: “Guyana là một quốc gia có lịch sử chia rẽ sâu sắc giữa người dân Guyana gốc Ấn và người gốc Phi. Bên cạnh đó, quốc gia này còn phải đấu tranh với nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức. Dòng lợi nhuận từ dầu mỏ có thể làm sự chia rẽ nội bộ trở nên trầm trọng thêm”.

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.