Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo lịch trình được Gazprom thông báo, đường ống Dòng chảy phương Bắc sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn từ 01:00 GMT ngày 31/8 tới 01:00 GMT ngày 3/9, thực hiện bảo trì hàng năm.
Tuy nhiên, đến ngày 2/9, tập đoàn năng lượng của Nga cho biết việc giao hàng thông qua Nord Stream 1 sẽ không được khởi động lại đúng lịch trình do phát hiện sự cố rò rỉ tại 1 tubin bơm khí quan trọng trong quá trình bảo trì.
Theo đó, cho tới khi khắc phục xong sự cố, Gazprom sẽ tiếp tục cho ngừng hoạt động hoàn toàn đường ống. Công ty cũng không đưa ra mốc thời gian cụ thể cho việc khởi động lại Dòng chảy phương Bắc, khiến lo ngại về nguồn cung khí đốt cho châu Âu tiếp tục kéo căng.
Trước đó, việc Gazprom giảm lượng cung cấp qua Nord Stream từ tháng 6-7, cùng việc giảm lượng khí đốt qua Ukraine, một tuyến đường chính khác, đã khiến các quốc gia châu Âu phải vật lộn để nạp đầy các thùng chứa cho mùa đông và khiến nhiều quốc gia phải khởi động các kế hoạch khẩn cấp có thể dẫn đến phân bổ năng lượng và gây ra lo ngại về suy thoái.
Giá khí đốt bán buôn đã tăng vọt 400% kể từ tháng 8/2021, làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp và nhiều hộ gia đình châu Âu.
Trái với tuyên bố của Gazprom, Siemens Energy của Đức, công ty thường cung cấp dịch vụ tuabin Nord Stream 1, cho biết sự cố rò rỉ như vậy không thể ngăn đường ống hoạt động. Hơn nữa, tại trạm máy nén Portovaya, nơi sự cố rò rỉ được phát hiện, có các tuabin thay thế khác để đảm bảo đường ống có thể tiếp tục hoạt động.
"Những rò rỉ như vậy thường không ảnh hưởng đến hoạt động của tuabin và có thể được niêm phong tại chỗ. Đây là một quy trình thường xuyên trong phạm vi công việc bảo trì", công ty cho biết.
Siemens Energy cho biết công ty hiện không có hợp đồng thực hiện công việc bảo trì trên Dòng chảy phương Bắc 1.
Phía Brussels cũng cho rằng đây là cái cớ và Nga đang sử dụng khí đốt như một vũ khí kinh tế để trả đũa các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
"Đây là một phần của cuộc chiến tâm lý của Nga chống lại chúng tôi", Michael Roth, chủ tịch ủy ban đối ngoại quốc hội Đức, viết trên Twitter.
Phát ngôn viên Ủy ban châu Âu Eric Mamer thì cho rằng Gazprom đã hành động với "lý do ngụy biện" để đóng cửa Nord Stream 1.
Trước đó, người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU nên áp đặt giới hạn giá đối với đường ống dẫn khí đốt của Nga để ngăn chặn “nỗ lực” thao túng thị trường của Tổng thống Vladimir Putin.
Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ mọi cáo buộc trước đây về việc sử dụng khí đốt làm vũ khí kinh tế hoặc thao túng thị trường khí đốt. Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết Moscow sẽ cắt nguồn cung cấp cho châu Âu nếu Brussels áp đặt mức giới hạn với mặt hàng này.
Trong một diễn biến liên quan, hôm 2/9, Nhóm Bảy bộ trưởng tài chính (G-7) đã đồng ý đưa ra giới hạn giá đối với xuất khẩu dầu của Nga. Moscow cho biết sẽ ngừng bán dầu cho các nước áp đặt giới hạn, đồng thời nói thêm rằng động thái này sẽ gây bất ổn cho thị trường dầu mỏ. Nga hiện là nước xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu kết hợp lớn nhất thế giới.
Xem thêm >> Nga ‘chặn’ luôn nguồn cung khí đốt sang Pháp vô thời hạn
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.