Doanh nghiệp phương Tây tháo chạy, hàng Trung Quốc 'xâm chiếm' thị trường Nga

Thanh Tú - 31/08/2022 19:29 (GMT+7)

(VNF) - Ô tô, tivi và điện thoại thông minh Trung Quốc đang chiếm lĩnh và dần thay thế các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Hàn Quốc tại Nga sau làn sóng tháo chạy của các doanh nghiệp phương Tây, theo Bloomberg.

VNF
Ngày càng nhiều công ty Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu hàng hóa vào Nga mà không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.

Các nhà phân tích của Bloomberg cho hay thị trường tiêu dùng tại Nga đang được định hình lại do các biện pháp trừng phạt và loạt doanh nghiệp rút khỏi Moscow sau khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Nhằm giảm thiếu tác động lên nền kinh tế, Moscow đã chuyển hướng nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia không tham gia vào các gói trừng phạt do Mỹ và các nước đồng minh phương Tây áp đặt.

Thêm vào đó, sau khi bị ngăn chặn mua đồng Euro và USD, Nga cũng đang điều chỉnh quy định để cho phép quỹ đầu tư quốc gia đổ vốn vào tiền tệ Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Xung đột tại Ukraine đã khiến Nga xích lại gần hơn với châu Á, quá trình trước đây lẽ ra mất nhiều năm thì đang diễn ra chỉ trong vài tháng, xuyên suốt nền kinh tế, từ ngành ngân hàng đến năng lượng.

Trong tháng 7, doanh số bán xe ô tô của các hãng xe Trung Quốc ở Nga như Great Wall Motor và Geely Automobile duy trì khá ổn định dù thị trường này suy giảm khoảng 75% so với cùng kỷ năm ngoái.

“Ngoài ô tô Trung Quốc, chẳng có thương hiệu nào khác cả”, Vladimir, một giám đốc doanh nghiệp ở Nga vừa mua một chiếc SUV Tiggo của hãng xe Trung Quốc Chery Automobile cho hay.

Tuy nhiên, ông Vladimir cho biết chất lượng xe Trung Quốc khá ổn và có nhiều sự lựa chọn.

Theo dữ liệu của Avtostat, trong quý II, 81% ô tô nhập khẩu mới tại Nga đến từ các thương hiệu Trung Quốc, tăng vọt so với mức chỉ 28% trong quý I.

Thị trường điện thoại thông minh ở Nga cũng thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc sau khi hai “ông lớn” là Apple của Mỹ và Samsung Electronics của Hàn Quốc dừng xuất khẩu sản phẩm sang Nga. Điều này tạo cơ hội cho các nhà sản xuất Trung Quốc.

Trong quý II, Xiaomi đã vượt Samsung thành thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy nhất tại Nga. Theo nhà mạng lớn nhất của Nga Mobile TeleSystems, 3/5 thương hiệu điện thoại thông minh được ưa chuộng hàng đầu tại Nga là từ Trung Quốc.

Trên thực tế, hoạt động thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng lên từ trước khi xung đột Ukraine diễn ra. Trong năm 2021, Trung Quốc chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nga. Dù vậy, mối quan hệ này không đối xứng, khi Nga chỉ đóng góp 2,3% nhập khẩu cho Trung Quốc.

Theo nhà phân tích Boris Kopeikin của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Moscow, ngày càng nhiều công ty Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu hàng hóa vào Nga mà không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.

“Tốc độ đang tăng lên và dự báo tới cuối năm nay, thị trường Nga sẽ có thêm nhiều lựa chọn hàng hóa Trung Quốc hơn nữa”, ông Kopeikin dự báo

Trung Quốc đang trở thành một đối tác quan trọng hơn bao giờ hết với Nga trong bối cảnh nước này đang ngày càng gia tăng căng thẳng với các nước phương Tây. Từ đầu năm đến nay, giao dịch đồng Nhân dân tệ trên Sàn giao dịch Moscow đã tăng gấp hơn 40 lần.

“Đồng nhân dân tệ đã bắt đầu chiếm ưu thế so với các tiền tệ truyền thống khác”, ông Ivan Tchakarov, nhà kinh tế trưởng của Citigroup tại Nga, cho biết.

Cục Hải quan Trung Quốc cho hay thương mại giữa Nga và Trung Quốc trong 7 tháng năm 2022 đã tăng 29%, lên tới 97,71 tỷ USD.

Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu lượng hàng hóa sang Nga trị giá 36,26 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2021, hàng hóa từ Nga đến Trung Quốc tăng 48,8%, lên tới 61,44 tỷ USD.

Tính riêng trong tháng 7, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 16,79 tỷ USD. Trong đó, Nga xuất sang Trung Quốc 10,02 tỷ USD, Trung Quốc xuất sang Nga 6,77 tỷ USD.

Các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc trước đó đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại giữa hai nước, từ 100 tỷ một năm lên 200 tỷ vào năm 2024. Con số 100 tỷ đã đạt được vào năm 2018.

Xem thêm >> Bất chấp căng thẳng với Trung Quốc, đoàn nghị sĩ, thống đốc Mỹ tới Đài Loan

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Cơn sốt' AI thổi giá cổ phiếu công nghệ: Nỗi lo bong bóng

'Cơn sốt' AI thổi giá cổ phiếu công nghệ: Nỗi lo bong bóng

(VNF) - Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã đưa cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam chinh phục những đỉnh cao mới. Tuy nhiên, đà tăng bằng lần không chỉ tạo ra sự hưng phấn cho các nhà đầu tư mà còn dấy lên lo ngại về khả năng hình thành bong bóng giá.

Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Trung Quốc lần thứ 3 trong 1 năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Trung Quốc lần thứ 3 trong 1 năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Trung Quốc vào tuần tới. Đây sẽ là chuyến đi Trung Quốc thứ ba của Thủ tướng trong vòng một năm qua.


Bán vàng miếng trên app ngân hàng

Bán vàng miếng trên app ngân hàng

(VNF) - Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, ngân hàng sẽ bán vàng cho người dân trên app Vietcombank trong thời gian tới.

Tăng lương từ 1/7, nhiều người chưa mừng đã lo nộp thuế

Tăng lương từ 1/7, nhiều người chưa mừng đã lo nộp thuế

Từ ngày 1/7, lương cơ sở của công chức, viên chức tăng 30%. Tuy nhiên mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân lạc hậu nên lương tăng nhiều người

Chân dung 'vua rác' David Dương vừa bị FBI khám nhà ở Mỹ

Chân dung 'vua rác' David Dương vừa bị FBI khám nhà ở Mỹ

(VNF) - "Vua rác" David Dương là một trong những doanh nhân gốc Việt có tiếng tại Mỹ. Đồng thời, ông còn đầu tư hàng loạt dự án rác thải tại Việt Nam.

Thiếu kiến thức TCCN, 'gây thiệt hại về tài chính và nguy cơ bất ổn cho xã hội'

Thiếu kiến thức TCCN, 'gây thiệt hại về tài chính và nguy cơ bất ổn cho xã hội'

(VNF) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương: 'Người dân đang giàu lên nhưng băn khoăn không biết đầu tư vào đâu vì chưa hiểu rõ về các kênh đầu tư nói riêng và kiến thức tài chính cá nhân nói chung (TCCN). Và hệ luỵ là nhiều vụ việc xảy ra gần đây như Vạn Thinh Phát, nhiều người bị thiệt hại cho chưa có hiểu biết về sản phẩm trái phiếu tại ngân hàng SCB, gây thiệt hại về tài chính và nguy cơ bất ổn cho xã hội'.

Cần 'bác sĩ tài chính' giỏi, giúp người dân khỏi 'đột quỵ về tài chính'

Cần 'bác sĩ tài chính' giỏi, giúp người dân khỏi 'đột quỵ về tài chính'

(VNF) - Đây là ý kiến được ông Hans Nguyễn - Cố vấn trưởng Dragon Capital Việt Nam nêu ra tại Diễn đàn thường niên Hoạch định tài chính cá nhân 2024 được tổ chức ngày 22/6 tại Học viện Ngân hàng, Hà Nội. Ông Hans Nguyễn nhấn mạnh, những nhà hoạch định tài chính cá nhân giống như các bác sĩ tài chính và tầm quan trọng của họ không hề kém cạnh các bác sĩ về sức khỏe thể chất.

Hé lộ về thế hệ khó mua được căn nhà đầu tiên nhất trong lịch sử

Hé lộ về thế hệ khó mua được căn nhà đầu tiên nhất trong lịch sử

Người trẻ gen Y nước Mỹ than thở rằng họ không dễ dàng mua nhà như các thế hệ trước. Thế nhưng số liệu từ Realtor cho thấy thế hệ Baby Boomer mới là thế hệ khó mua nhà nhất trong lịch sử.

Thủ đoạn chuyển lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia về Việt Nam

Thủ đoạn chuyển lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia về Việt Nam

(Dân trí) - Lấy lý do mua nước đá, nhóm buôn lậu đã "tuồn" hơn 6 tấn vàng từ Campuchia vào Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc.

Xây cầu Vân Phúc 3.500 tỷ, thêm kết nối Hà Nội với Vĩnh Phúc

Xây cầu Vân Phúc 3.500 tỷ, thêm kết nối Hà Nội với Vĩnh Phúc

(VNF) - Dự án cầu Vân Phúc nối Hà Nội với Vĩnh Phúc được phê duyệt đầu tư 3.443 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.