Ngân hàng số: Bất ngờ chững lại và dấu hỏi về tương lai
(VNF) - Ngân hàng thuần số đầu tiên hình thành tại Việt Nam từ giai đoạn 2015 - 2016, nhưng phải tới sau đại dịch Covid-19 mới có nhiều độ phá khi xuất hiện thêm nhiều “người chơi” mới. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của các ngân hàng số đang chững lại khi đối mặt với nhiều câu hỏi về pháp lý, mô hình và tính hiệu quả.
Ngân hàng số: Điểm khởi đầu và thời bùng nổ
Sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn lĩnh vực tài chính – ngân hàng, điển hình là sự bùng nổ của công nghệ tài chính (Fintech) và cuộc đua chuyển đổi số của toàn hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh này, ngân hàng thuần số (Digital-only Bank hay Neobank) ra đời như một xu hướng tất yếu, kết hợp giữa công nghệ tài chính và các dịch vụ ngân hàng, nhằm mang lại trải nghiệm hiện đại và thuận tiện cho người dùng.
Ngân hàng thuần số TNEX định nghĩa mô hình này là ngân hàng không có phòng giao dịch hay chi nhánh, với tất cả hoạt động đều được thực hiện trên ứng dụng di động của người dùng. Từ việc mở tài khoản, phát hành thẻ, cấp lại số PIN, đổi mật khẩu… đều được thực hiện hoàn toàn trực tuyến. TNEX cho biết, mô hình này giúp đơn giản hóa quy trình, tối ưu hóa thời gian cho khách hàng khi không cần phải đến quầy giao dịch.
Tại Việt Nam, TNEX không phải là ngân hàng thuần số đầu tiên. Giai đoạn 2015–2016, Ngân hàng số Timo ra đời, đánh dấu sự xuất hiện lần đầu của nền tảng ngân hàng thuần số tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Timo vẫn duy trì một số chi nhánh vật lý, được gọi là “Hangout”, nhằm hỗ trợ khách hàng trực tiếp. Số lượng các Hangout này khá hạn chế, hiện chỉ có bốn chi nhánh tại các thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, và Cần Thơ.

So với thời điểm ngân hàng thuần số đầu tiên ra đời trên thế giới (2009–2010), Việt Nam đã đón nhận mô hình này chậm khoảng 5–6 năm. Dù Timo ra đời từ giai đoạn 2015–2016, phải đến năm 2020, thị trường Việt Nam mới chứng kiến sự xuất hiện của một loạt các ngân hàng thuần số khác như TNEX (ra mắt năm 2020), Cake by VPBank (năm 2021), Liobank (năm 2023), và Vikki (năm 2024).
Theo các chuyên gia, sự bùng nổ của các ngân hàng thuần số trong giai đoạn này phần lớn được thúc đẩy bởi xu hướng tiêu dùng không tiền mặt sau đại dịch Covid-19, khi người tiêu dùng ưu tiên các dịch vụ có thể thực hiện từ xa và “không chạm”, đáp ứng tốt với mô hình ngân hàng thuần số không có chi nhánh vật lý.
Theo số liệu của VietnamFinance, Cake by VPBank đã thu hút hơn 4,6 triệu khách hàng cá nhân, quản lý khoảng 8.000 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân và xử lý hàng triệu giao dịch cùng lúc. TNEX, chỉ trong vòng một năm đã đạt 1 triệu người dùng và đến giữa năm 2024, con số này đã gần chạm mức 2 triệu. Mặc dù sinh sau đẻ muộn, Liobank cũng đã xử lý gần 10 triệu giao dịch, tăng trưởng 200% so với năm 2023.
Các chuyên gia cho rằng, thành công của các ngân hàng thuần số phần lớn nhờ vào việc ứng dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data), giúp người dùng đăng ký và sử dụng các dịch vụ như mở tài khoản, thẻ ghi nợ, tiết kiệm, cho vay và thanh toán không tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nhờ đó, các ngân hàng thuần số đã nhanh chóng thu hút được lượng lớn người dùng, đặc biệt là giới trẻ có hiểu biết về công nghệ. Ngoài ra, mô hình này còn phá bỏ rào cản địa lý, đưa các dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với người dân không chỉ tại các thành phố lớn mà còn ở vùng nông thôn.
Non trẻ và nhiều hạn chế
Dù đã phát triển tại Việt Nam khoảng 8 năm, các ngân hàng thuần số vẫn chỉ đang ở giai đoạn đầu khi so với sự phát triển của mô hình này trên toàn cầu. Hiện tại, tất cả các ngân hàng thuần số ở Việt Nam đều hoạt động dưới dạng bộ phận hoặc công ty con của các ngân hàng truyền thống, như Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), và Ngân hàng TMCP TP. HCM (HDBank).
Một trong những hạn chế lớn của các ngân hàng thuần số hiện nay là chưa có quy định pháp lý rõ ràng. Khung pháp lý hiện hành vẫn chưa đề cập hoặc điều chỉnh cụ thể đối với mô hình ngân hàng thuần số, dẫn đến những hạn chế trong phạm vi hoạt động, khả năng phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
Hiện nay, các dịch vụ mà ngân hàng thuần số cung cấp chủ yếu tập trung vào mở tài khoản, huy động tiền gửi, thanh toán nhanh, và một số dịch vụ cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ. Điều này khiến cho ngân hàng thuần số chưa thực sự tạo được khác biệt so với các ngân hàng truyền thống, đặc biệt khi các ngân hàng này đang đẩy mạnh chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, sự hạn chế về sản phẩm cũng là một yếu tố đáng lưu tâm. Ông Nguyễn Minh Quang, Tổng giám đốc Công ty Công nghệ FIMI, nhận định rằng các ngân hàng thuần số hiện nay chưa đa dạng hóa sản phẩm, thường chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản như tài khoản thanh toán và vay tiêu dùng nhỏ. Đối với những sản phẩm tài chính phức tạp hơn như cho vay tín dụng lớn, thế chấp, hoặc các gói đầu tư, ngân hàng thuần số còn gặp nhiều hạn chế. Ngoài ra, đặc điểm khách hàng của ngân hàng thuần số chủ yếu là giới trẻ - nhóm đối tượng có nhu cầu vay tiêu dùng và sử dụng thẻ tín dụng cao nhưng lại ít gửi tiết kiệm số tiền lớn, gây khó khăn cho ngân hàng thuần số trong việc huy động vốn.
Trong khi đó, nhóm khách hàng lớn tuổi, có tiềm năng về tiền gửi tiết kiệm và các dịch vụ tài chính sinh lời cao, lại khó tiếp cận với ngân hàng thuần số do còn e ngại với các sản phẩm công nghệ mới. Sự lệch pha này khiến ngân hàng thuần số phải đối mặt với bài toán khó trong việc thu hút vốn và mở rộng tệp khách hàng.
Ngoài ra, khi ngân hàng thuần số gặp cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng truyền thống đang đẩy mạnh số hóa, cũng như các công ty Fintech ngày càng lớn mạnh, việc tạo dấu ấn riêng trong thị trường là điều không dễ dàng. Để tăng khả năng cạnh tranh, các ngân hàng thuần số cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Việc phát triển hệ sinh thái tài chính số toàn diện cũng là một hướng đi khả thi để thu hút các khách hàng tiềm năng từ nhiều phân khúc khác nhau, tạo đà phát triển bền vững cho mô hình ngân hàng này.
Bài toán của ngân hàng mẹ
Dù đã đạt được những thành tựu nhất định, không phải ngân hàng thuần số nào cũng đủ “sức khoẻ” để trụ lực trong bối cảnh các dịch vụ tài chính ngân hàng đang cạnh tranh vô cùng gay gắt. Theo tiết lộ của một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, một số dự án ngân hàng thuần số không tiến tới được kỳ vọng của ngân hàng mẹ, cũng như chưa chứng minh được về khả năng hoạt động hiệu quả trong tương lai.
Vị này cho rằng, điều này có thể dẫn tới bài toán cho ngân hàng mẹ, giữa việc tập trung số hoá các dịch vụ ngân hàng của mình với việc phát triển các dự án ngân hàng thuần số. Dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có ngân hàng thuần số nào cho biết về khả năng dừng hoạt động. Mặt khác, một ngân hàng thuần số lại tiết lộ rằng họ có thể tiến tới điểm hoà vốn trước kế hoạch và đang rất tự tin với lộ trình phát triển của mình.
Theo ông Nguyễn Minh Quang, để có thể trở mình và phát triển độc lập trong tương lai, các ngân hàng thuần số cần tập trung vào các sản phẩm tài chính vi mô, linh hoạt và dễ dàng để thu hút các đối tượng khách hàng trẻ, ưa thích các dịch vụ tài chính nhanh chóng mà không cần đến chi nhánh.
Cùng với đó, cần mở rộng hợp tác cùng các đơn vị cung cấp sản phẩm – dịch vụ để đưa các giải pháp tài chính vi mô vào tiếp cận, nhanh chóng cung cấp các sản phẩm tài chính cho khách hàng tiềm năng nhằm tăng cường sự hiện diện và bao phủ thị trường; xây dựng mô hình trợ lý tài chính cá nhân dựa trên các dữ liệu cá nhân (thu nhập, chi tiêu, mục tiêu tài chính) để đưa ra các kế hoạch tài chính, cũng như lời khuyên về việc sử dụng các sản phẩm tài chính nhỏ như vay tiêu dùng, tiết kiệm, hoặc đầu tư.
Ngân hàng số: Sớm thoát khỏi cái bóng của 'mẹ'
- 'Sau thử thách, chỉ 1 - 2 Neobank có thể tồn tại' 05/07/2024 08:00
- Neobank: Tương lai ngân hàng số tại Việt Nam 27/05/2023 07:57
- Neobank - mô hình ngân hàng số tương lai 02/10/2022 12:09
Nợ xấu 'leo thang': Bài toán nan giải khi tăng tín dụng trong môi trường không thuận lợi
(VNF) - Theo TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, nếu các mục tiêu tăng trưởng kinh tế không đạt được, ngành ngân hàng sẽ đối mặt với bài toán nan giải khi tín dụng được thúc đẩy trong một môi trường không thuận lợi.
Đánh thuế tiền lãi gửi tiết kiệm, lãi suất ngân hàng sẽ tăng đến đâu?
(VNF) - Đề xuất đánh thuế tiền lãi gửi tiết kiệm gây lo ngại tiền gửi sẽ rút khỏi ngân hàng. Lãi suất cho vay đang đối mặt với nhiều áp lực nên khó 'đứng im'... Đây là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
Bộ KH - ĐT muốn áp chuẩn mực quốc tế, NHNN nói không có cơ sở
(VNF) - Bộ KH-ĐT đề xuất lộ trình áp dụng chuẩn mực thông lệ quốc tế về ngân hàng bắt đầu triển khai tại trung tâm tài chính từ 1/1/2026 nhưng Ngân hàng Nhà nước cho rằng đề xuất này không có cơ sở.
Cạnh tranh huy động tiền gửi: Điểm dừng nào cho cuộc đua lãi suất?
(VNF) - Lãi suất huy động đang có xu hướng đi lên nhanh chóng trong bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh để thu hút nguồn vốn, để đáp ứng nhu cầu tín dụng được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm nay.
Lãi suất ưu đãi chỉ 4-5%, nhiều người vẫn ngại vay tiền mua nhà
(VNF) - Lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà hiện khá hấp dẫn, chỉ từ 4-5%/năm. Nhưng nhiều người vẫn e ngại vay mua nhà do lãi suất thả nổi tới 11%/năm, giá nhà neo ở mức cao cũng như lo thủ tục vay phức tạp.
Đầu năm mới, sóng tỷ giá đã sớm ập đến
(VNF) - Những ngày đầu năm mới, tỷ giá USD/VND tăng nhanh khiến nhà điều hành phải ra tay can thiệp. Ngay sau đó, tỷ giá đã nhanh chóng hạ nhiệt nhưng dự báo sẽ còn nhiều thách thức trong 2025.
Thống đốc yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin hoạt động ngân hàng
(VNF) - Thống đốc yêu cầu nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân, doanh nghiệp trước những rủi ro an ninh, an toàn thông tin, các thủ đoạn, hành vi tội phạm, lừa đảo phổ biến, mới xuất hiện liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Sau chuyển giao bắt buộc: Ngân hàng yếu kém 'thay áo', đổi vận
(VNF) - Sau khi được chuyển giao bắt buộc, nhiều ngân hàng yếu kém đã thay tên, định hướng trở thành ngân hàng số nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu.
‘Gỡ khó cho BĐS để lưu thông dòng tiền 3,48 triệu tỷ đồng’
(VNF) - Với dư nợ 3,48 triệu tỷ đồng, nếu tháo gỡ được khó khăn cho các dự án BĐS, dòng tiền chảy vào lĩnh vực này sẽ được lưu thông hiệu quả hơn.
Giá vàng biến động liên tục, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
(VNF) - Giá vàng gần đây biến động mạnh, liên tục lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước cho rằng vàng không phải mặt hàng thiết yếu, không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.
Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận
(VNF) - Ngày 18/2/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HoSE: HDB) vừa tổ chức thành công Hội nghị Nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh năm 2024 và triển vọng năm 2025.
Combo ưu đãi cho doanh nghiệp với 99 gói thuê bao bảo lãnh từ VietinBank
(VNF) - Đáp ứng nhu cầu phát hành bảo lãnh của doanh nghiệp, ngay từ đầu năm 2025, VietinBank đã cho ra mắt 99 gói thuê bao bảo lãnh dành cho các khách hàng doanh nghiệp.
Tỷ giá tăng cao, Kho bạc Nhà nước muốn mua lượng ngoại tệ lớn
(VNF) - Kho bạc Nhà nước thông báo nhu cầu mua 350 triệu USD từ các ngân hàng thương mại vào tháng 2 này trong bối cảnh tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng cao.
Đề xuất mới về trường hợp đặc biệt chi trả toàn bộ tiền gửi được bảo hiểm
(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) (sửa đổi), trong đó bổ sung trường hợp đặc biệt chi trả toàn bộ các khoản tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền.
Đánh thuế tiền lãi tiết kiệm: Lo dân rút tiền gửi khỏi ngân hàng?
(VNF) - Đề xuất đánh thuế tiền lãi gửi tiết kiệm của UBND TP Cần Thơ đang tạo ý kiến trái chiều trong dư luận. Nhiều chuyên gia bày tỏ quan ngại việc này gây tác động tiêu cực cho ngân hàng, nền kinh tế. Cũng có ý kiến đồng tình nhưng nên xem xét mức thuế là bao nhiêu là phù hợp.
'Áp lực nguồn vốn của hệ thống ngân hàng ngày càng hiện hữu'
(VNF) - Theo ông Trần Ngọc Báu, Chuyên gia Kinh tế Tài chính, năm 2024, mặc dù tăng trưởng tín dụng đã gần sát mục tiêu nhưng đã cách khá xa tăng trường huy động. Tốc độ tăng trưởng tín dụng còn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng huy động thì áp lực về nguồn vốn của hệ thống ngân hàng là hiện hữu.
VietinBank phân phối 12,5 nghìn tỷ lợi nhuận năm 2023
(VNF) - VietinBank vừa thông qua phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận năm 2023.
VietinBank: Lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp FDI
(VNF) - Bằng chiến lược phát triển toàn diện, dịch vụ, giải pháp hiện đại, chất lượng, VietinBank khẳng định vị thế là ngân hàng được nhiều doanh nghiệp FDI tin tưởng lựa chọn hợp tác để phát triển và mở rộng thị trường tại Việt Nam. Tiếp tục duy trì đà phát triển hoạt động FDI, VietinBank hướng tới mục tiêu mở rộng danh mục khách hàng, tăng trưởng quy mô trên 20% trong năm 2025.
Giá USD ngân hàng tăng mạnh, vượt thị trường tự do
(VNF) - Giá USD ngân hàng hôm nay tăng mạnh, tới gần 200 đồng, gần mức đỉnh cũ 25.777 đồng/USD. Đáng chú ý, giá bán USD tại các ngân hàng có thời điểm vượt mốc 25.750 đồng/USD, cao hơn tại thị trường tự do.
Tín dụng cho DN: Cần vốn rẻ hơn hay muốn tiếp cận vốn dễ dàng hơn
(VNF) - Thời gian qua, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh giảm lãi suất cho vay theo đúng tinh thần, chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, mức lãi suất cho vay cao hay thấp còn phụ thuộc vào chính nhu cầu vay vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Không thể tiếp tục đứng im, lãi suất cho vay sẽ tăng đến đâu?
(VNF) - Lãi suất cho vay đang đối mặt với nhiều áp lực nên khó 'đứng im'. Lãi suất cho vay năm 2025 được dự báo sẽ tăng nhẹ. Các ngân hàng cũng đang tích cực đẩy vốn ra thị trường nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
Quy định mới về chuyển tiền một chiều ra nước ngoài
(VNF) - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa ban hành bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam (sau đây gọi là Bộ quy tắc).
Sức hút tài khoản 'Siêu Lợi Suất’ của VIB: Hàng vạn khách hàng đã kích hoạt trong 48h ra mắt
(VNF) - Ra mắt từ ngày 17/2/2025 với thông điệp “Đánh thức dòng tiền nhàn rỗi”, mang cơ hội sinh lời mỗi ngày với mức lợi suất lên đến 4,3%/năm cho dòng tiền nhàn rỗi, tài khoản “Siêu Lợi Suất” của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã ngay lập tức thu hút sự chú ý rất lớn từ thị trường và khách hàng.
Nhóm ngân hàng quy mô nhỏ nhất thị trường làm ăn ra sao trong năm 2024?
(VNF) - Trong năm 2024, các ngân hàng ở top dưới về vốn điều lệ như SaigonBank, KienLong Bank, VietABank, PGBank,… ghi nhận kết quả kinh doanh có phần khởi sắc hơn. Tuy nhiên, trong đà tăng trưởng tích cực đó, những ngân hàng này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Lãi suất vay mua nhà 5,5%; vay trả nợ ngân hàng khác từ 2,4%
(VNF) - Vay mua nhà lãi suất 5,5%; vay trả nợ ngân hàng khác lãi suất từ 2,4%/năm; Thủ tướng họp với lãnh đạo 15 ngân hàng... là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
Nợ xấu 'leo thang': Bài toán nan giải khi tăng tín dụng trong môi trường không thuận lợi
(VNF) - Theo TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, nếu các mục tiêu tăng trưởng kinh tế không đạt được, ngành ngân hàng sẽ đối mặt với bài toán nan giải khi tín dụng được thúc đẩy trong một môi trường không thuận lợi.
Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.