Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gần đây đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của chiến lược là phát triển VAMC thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Giai đoạn 2018 - 2020, mục tiêu của VAMC là đạt tổng nợ xấu mua lũy kế hết năm 2020 tối thiểu 330.000 tỷ đồng. Trong đó, VAMC mua nợ xấu theo giá trị thị trường (GTTT) hết năm 2020 đạt tối thiểu 12.000-13.000 tỷ đồng theo giá mua nợ.
Giai đoạn 2021-2025, VAMC phải hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành Sàn giao dịch nợ. Song song, tiến hành xây dựng trung tâm dữ liệu về khoản nợ/tài sản tại VAMC, hướng tới việc đề xuất được thực hiện triển khai kết nối thông tin với Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia (CIC) và các TCTD nếu đủ điều kiện nhằm tạo nguồn dữ liệu để khai thác, lựa chọn xử lý các khoản nợ/tài sản.
Giai đoạn 2026 - 2030, NHNN đề xuất mở rộng lĩnh vực hoạt động của VAMC, hướng tới việc mua, bán nợ và tài sản của mọi thành phần trong nền kinh tế; đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và khai thác tài sản, tư vấn môi giới mua bán tài sản, định giá tài sản...
>>> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước muốn VAMC mua, bán nợ và tài sản cho mọi thành phần kinh tế
Tại ĐHCĐ bất thường của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tổ chức sáng ngày 7/12, các cổ đông của SCB đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lên của ngân hàng này thêm 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030. Riêng trong năm 2020-2021, SCB sẽ tăng thêm 5.000 tỷ đồng, đưa mức vốn điều lệ từ 15.231 tỷ đồng lên 20.231 tỷ đồng.
Theo phương án tăng vốn trong thời gian tới, SCB sẽ chào bán 500 triệu cổ phần mới cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ thực hiện là 32,92%.
Cùng với đó, đại hội cũng thông qua lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB, với mục tiêu chậm nhất là năm 2025 sẽ chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE). Đại hội nhất trí giao HĐQT SCB đề xuất phương an cụ thể trong từng thời kỳ để đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động của ngân hàng này.
Một nội dung khác được ĐHCĐ bất thường của SCB phê duyệt là giao dịch nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bên vay/bên thế chấp có giá trị lớn hơn 20% vốn điều lệ của SCB.
>>> Xem thêm: SCB thông qua chủ trương tăng vốn, nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ
Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Nam A Bank (UPCoM: NAB).
Sau khi niêm yết hơn 389 triệu cổ phiếu trên UPCoM vào đầu tháng 10 vừa qua, Nam A Bank đã hoàn tất thủ tục pháp lý cần thiết để tăng vốn điều lên đợt 2 từ mức hơn 3.890 tỷ đồng lên hơn 4.564 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm hơn 67,4 triệu cổ phiếu thông qua chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
Tổng số cổ phiếu đăng ký niêm yết tại HoSE của Nam A Bank sau khi phát hành thêm là hơn 456 triệu cổ phần.
Được biết, theo tờ trình của HĐQT được ĐHCĐ thường niên của Nam A Bank thông qua hồi cuối tháng 6, kế hoạch của ngân hàng này là niêm yết toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành tại HoSE chậm nhất là ngày 31/12/2020.
Đại diện Nam A Bank cho biết: “Việc Nam A Bank chọn niêm yết trên sàn UPCoM thay vì lên sàn HoSE là để có lộ trình cọ xát từng bước nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Song song đó, việc niêm yết trên sàn UPCoM cũng giúp cổ phiếu Nam A Bank tăng tính thanh khoản, nâng cao vị thế trên thị trường, đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông”.
>>> Xem thêm: Nam A Bank rục rịch chuyển sàn HoSE sau gần 2 tháng niêm yết tại UPCoM
Tóm lược về tình hình kinh doanh quý III và 3 quý năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết trong báo cáo FiinPro Digest #6 công bố mới đây, FiinGroup cho hay: khối doanh nghiệp phi tài chính duy trì sự phục hồi tốt ngoại trừ một số ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh, trong khi đó, khối ngân hàng vẫn ghi nhận tăng trưởng cao trong quý III/2020 và 9 tháng năm 2020.
Cụ thể, trong quý III/2020, khối doanh nghiệp phi tài chính ghi nhận mức giảm 8,8% lợi nhuận sau thuế và giảm 8,4% doanh thu thuần so với cùng kỳ năm trước.
Sự hồi phục diễn ra ở các ngành lớn bao gồm Tài nguyên Cơ bản, Bất động sản, Công nghệ thông tin và cả các ngành mang tính tiêu dùng bao gồm Bán lẻ, Thực phẩm & Đồ uống, Ô tô & Phụ tùng.
Sự suy giảm chủ yếu đến từ sự hồi phục chậm ở các ngành có sự ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 như ngành Dầu khí, Du lịch và Giải trí.
Khác so với khối doanh nghiệp phi tài chính, khối ngân hàng vẫn ghi nhận sự tăng trưởng rất tốt trong quý III/2020 với tổng thu nhập hoạt động tăng 10,8% và lợi nhuận sau thuế tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Biên lãi ròng (NIM) của 21 ngân hàng niêm yết tăng 9,7 điểm cơ bản (bps) so với quý II/2020 lên 0,89%. Đây là mức NIM cao nhất tính theo quý và cũng là mức tăng lớn nhất kể từ quý I/2018 – giai đoạn tăng trưởng mạnh của ngành ngân hàng.
Dự báo về kết quả kinh doanh quý cuối năm và cả năm nay, FiinGroup cho rằng doanh thu của khối phi tài chính sẽ giảm 3,2% trong quý IV/2020, chưa về mặt bằng cùng kỳ năm 2019 nhưng khẳng định mô hình hồi phục khá mạnh mẽ kể từ mức đáy (giảm 18,9%) trong quý II/2020.
Đối với khối ngân hàng, FiinGroup dự báo các ngân hàng niêm yết sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 10,2% trong năm 2020.
>>> Xem thêm: Giữ NIM ở mức cao, ngân hàng niêm yết có thể đạt tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số trong năm 2020
Ngày 8/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Thanh Hải (45 tuổi), Đỗ Trạng (39 tuổi), cùng ngụ TP. Vĩnh Long và Võ Thị Kim Loan (29 tuổi, ngụ huyện Mang Thít), để điều tra về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cơ quan điều tra, từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2018, Hải giữ vai trò là Giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Vĩnh Long nhưng không thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm. Hải đã phê duyệt hồ sơ cấp tín dụng, phê duyệt giải ngân cho 10 hồ sơ tín dụng không có khả năng trả nợ, gây thiệt hại cho ngân hàng gần 1,8 tỷ đồng.
Trong thời gian trên, Trạng giữ chức vụ phó giám đốc, chịu trách nhiệm kiểm soát, phê duyệt hồ sơ cấp tín dụng, đã thiếu trách nhiệm phê duyệt giải ngân liên quan đến 18 hồ sơ tín dụng không có khả năng trả nợ, gây thiệt hại cho ngân hàng 2,5 tỷ đồng.
Loan là cán bộ chịu trách nhiệm chuyên viên khách hàng, cấp kiểm soát đề nghị cấp tín dụng, đã thiếu trách nhiệm đề nghị giải ngân, thủ tục cấp tín dụng, thủ tục giải ngân liên quan đến 13 hồ sơ tín dụng không có khả năng trả nợ, gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 1,7 tỷ đồng.
Cơ quan công an đang điều tra làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Bắt tạm giam cựu giám đốc, phó giám đốc LienVietPostBank ở Vĩnh Long
Ngày 9/12, hơn 2,16 tỷ cổ phiếu ACB sẽ chính thức niêm yết trên sàn HoSE với giá chào sàn là 26.400 đồng/cổ phiếu cùng biên độ giá ±20% vào ngày giao dịch đầu tiên.
Một trong những động lực tăng trưởng mới và quan trọng nhất đối với ACB trong những năm tới đến từ hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền (bancassurance) ký kết với Sunlife Việt Nam. Theo đó, ACB sẽ phân phối độc quyền các sản phẩm nhân thọ của Sunlife Việt Nam trong vòng 15 năm, từ ngày 1/1/2021.
Dựa trên các thương vụ tương tự mới nhất của Vietcombank và TPBank, BVSC cho rằng ACB có thể thận trọng phân chia các khoản phí này để giúp dòng thu nhập ổn định hơn, đồng thời nhận định khoản phí trả trước này sẽ đóng vai trò là tấm đệm cho kết quả kinh doanh mạnh mẽ của ACB trong tương lai.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá cao 3 yếu tố sẽ giúp ACB phát triển mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm sau năm 2021. Thứ nhất, mô hình bán hàng trực tiếp mạnh.
Thứ hai, cơ sở khách hàng trung thành và thu nhập cao và khả năng mở rộng tệp khách hàng. Thứ ba, còn dư địa lớn để cải thiện năng suất, đặc biệt là sau khi ký hợp đồng bancassurance độc quyền.
Năm 2020, BVSC dự báo ACB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế 8.953 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
>>> Xem thêm: ACB lên sàn HoSE: Kỳ vọng vào lực đẩy từ hợp đồng bancassurance
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ tiến hành chia cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 8%, tương đương mỗi cổ phiếu được nhận 800 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức là 22/12/2020. Ngày thanh toán dự kiến là 8/1/2021.
Vietcombank hiện đang lưu hành hơn 3,7 tỷ cổ phiếu. Với tỷ lệ phân phối lợi nhuận là 8%, ước tính Vietcombank phải trích ngân sách hơn 2.900 tỷ đồng cho đợt thanh toán cổ tức này.
Được biết, ĐHCĐ Vietcombank thông qua 2 phương án phân phối lợi nhuận năm 2019: trong trường hợp tiến hành chia cổ tức, lợi nhuận còn lại sau thuế của Vietcombank dự kiến là 10.000 tỷ đồng; trong trường hợp không chia cổ tức thì lợi nhuận còn lại sau thuế là 13.000 tỷ đồng. HĐQT của Vietcombank được giao thực hiện phân phối lợi nhuận theo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, Vietcombank cũng lên kế hoạch trả cổ tức năm 2018 cho các cổ đông hiện hữu. Theo đó, kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2018 năm trong phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2020-2021 của ngân hàng này.
>>> Xem thêm: Vietcombank sẽ trả hơn 2.900 tỷ đồng cổ tức vào tháng 1/2021
Theo nghị quyết mới nhất của HĐQT Eximbank, chấp hành chỉ đạo của Sở Y tế TP. Hà Nội tại Công văn số 13856/SYT-NVY ngày 9/12/2020 và các cơ quan hữu quan, ĐHCĐ thường niên lần thứ 3 của Eximbank sẽ không được tiến hành vào ngày 15/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) như dự kiến.
Cuộc họp được hoãn lại và phía Eximbank cho biết sẽ dời sang thời điểm thích hợp hơn. Đây là lần thứ 2 Eximbank phải hoãn ĐHCĐ thường niên lần 3 vì lý do ngoại cảnh.
Phiên họp dự định tổ chức hồi tháng 8 vừa qua cũng phải hoãn nhằm chấp hành chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về việc thực hiện nghiêm các giải pháp tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19.
>>> Xem thêm: Eximbank tiếp tục hoãn ĐHCĐ lần 3
Báo cáo thị trường trái phiếu tháng 11/2020 vừa được Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) công bố cho hay khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong tháng 11 đã tăng 37,9% so với tháng trước. Tuy nhiên, tổng giá trị phát hành vẫn ở mức thấp trong năm và giảm tới 82,3% so với tháng cao điểm là tháng 8 sau khi các quy định mới về siết chặt hoạt động phát hành trái phiếu tại Nghị định số 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Theo nhìn nhận của KBSV, các doanh nghiệp đã quay lại kênh tín dụng khi cần huy động vốn trong tháng 11, khi tăng trưởng tín dụng 11 tháng tăng mạnh lên 8,4% so với đầu năm, từ mức 7,3% cuối tháng 10.
"Với việc các doanh nghiệp cần có thời gian để làm quen và chuẩn bị nhằm đáp ứng được các điều kiện mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và dư địa để các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay trong tháng 12 vẫn còn tương đối nhiều, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ tiếp tục trầm lắng", nhóm chuyên gia của KBSV nêu quan điểm.
KBSV dự báo diễn biến lãi suất liên ngân hàng trong tháng 12 sẽ sôi động hơn khi thanh khoản thị trường bớt dồi dào. Các chỉ số về bán lẻ và sản xuất chế biến chế tạo diễn biến tích cực trong 3 tháng qua là nhân tố quan trọng cho thấy khả năng hồi phục của nhu cầu vốn trong thời gian sắp tới.
"Tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ đạt 10% trong năm 2020. Như vậy chỉ trong tháng 12, tín dụng ước tính tăng 1,5 điểm phần trăm, tương đương với gần 125 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, thanh khoản có thể được hỗ trợ thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ của NHNN", nhóm chuyên gia cho hay.
>>> Xem thêm: Gió đổi chiều, tín dụng 'át vía' trái phiếu doanh nghiệp
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.