Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong tờ trình mới nhất dự thảo nghị quyết các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong COVID-19 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo, Bộ Tài chính không đồng tình giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020. Bộ này lý giải, nếu thông qua sẽ vi phạm cam kết quốc tế về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu.
Về vấn đề này, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương ngày 15/5, ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian vừa qua, vấn đề giảm 50% thuế phí trước bạ cũng như thuế tiêu thụ nội địa được doanh nghiệp, người dân rất quan tâm.
Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mức tiêu thụ ngành ôtô giảm mạnh, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành sản xuất ôtô vừa qua chỉ đạt 61.500 xe các loại, giảm 24% so với cùng kỳ, nhu cầu tiêu thụ xe cũng chỉ đạt 35-40% so với cùng kỳ.
Từ thực tế đó, Bộ Công Thương đã đưa ra giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng. Trong thời gian ngắn hạn, từ nay đến hết năm 2020, Bộ Công Thương đề xuất giảm 50% phí trước bạ, lùi thời hạn đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.
"Không chỉ ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam bị ảnh hưởng, mà ngành công nghiệp ôtô của một số nước trong khu vực ASEAN, châu Á cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, các quốc gia khác còn có chính sách hỗ trợ mạnh tay hơn Việt Nam.
Bên cạnh đó, thời gian áp dụng giảm thuế phí không dài, chỉ 6 tháng, nên khả năng vi phạm các cam kết quốc tế như cảnh báo của Bộ Tài chính là khó xảy ra. Đề xuất của Bộ Công Thương cũng đã được một số đơn vị liên quan khác đồng thuận", ông Thành nói.
Nói thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, quan điểm của Bộ Công Thương đã khẳng định rất rõ trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan.
“Ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành công nghiệp lớn của Việt Nam, mang lại lợi ích cho nền kinh tế và lợi ích cho người dân.
Trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tất cả các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô phải tạm dừng hoạt động, gặp khó khăn rất nhiều. Trong khi đó, ôtô trong nước phải cạnh tranh khốc liệt với ôtô nhập khẩu giá rẻ khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ. Nếu không có giải pháp kịp thời, quyết liệt thì ngành công nghiệp ôtô trong nước sẽ lao đao hơn.
“Ngành công nghiệp ô tô trong nước đang rất ốm yếu, nếu mà 1-2 năm nữa mới áp dụng giảm thuế phí thì không kịp. Giá thành ôtô bây giờ vẫn quá cao, vì vậy đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ nhận được sự đồng cảm, chia sẻ một số cơ quan, đến giờ phút này cơ bản đồng ý", ông Hải thông tin.
Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long ủng hộ đề xuất của Bộ Công Thương khi đề xuất giảm 50% phí trước bạ khi mua ôtô.
"Đó là đề xuất rất hợp lý, bởi Việt Nam không còn là nước nghèo nữa, nên việc mỗi người có thể sở hữu một chiếc ôtô là bình thường.
Việc giảm thuế phí và đơn giản các thủ tục giấy tờ sẽ kích thích người mua xe và người sở hữu xe làm các thủ tục sang nhượng chuẩn chỉ, tiến tới quản lý xử phạt theo dữ liệu cá nhân sẽ đơn giản hơn", ông Ngô Trí Long nói.
Xem thêm: Bộ Công Thương kiến nghị 'giải cứu' ngành sản xuất ô tô
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.