Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý
(VNF) - Được đánh giá là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng song các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái vẫn gần ngại đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc lo ngại về thủ tục pháp lý và hiệu quả vận hành.
Doanh nghiệp khu công nghiệp gặp khó khi đầu tư
Việt Nam hiện có khoảng 419 khu công nghiệp đã được thành lập, trong đó 381 khu đang hoạt động và khoảng 900 cụm công nghiệp được quy hoạch, trong đó 700 cụm đã đi vào hoạt động, với khoảng trên 40.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Với lợi thế diện tích mái nhà xưởng rộng lớn và nhu cầu tiêu thụ điện cao tập trung, tiềm năng khai thác điện mặt trời áp mái tại các khu, cụm công nghiệp là rất lớn, có thể lên tới 12-20 GWP, tương đương công suất của khoảng trên 10 nhà máy nhiệt điện than cỡ lớn. Đây một nguồn điện xanh khổng lồ ngay trong lòng các khu công nghiệp mà chúng ta hoàn toàn có thể tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Mặc dù, có nhiều tiềm năng và được kỳ vọng cao, việc triển khai năng lượng xanh, đặc biệt là điện mặt trời áp mái, hiện vẫn đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Tại diễn đàn “Thúc đẩy năng lượng xanh trong khu công nghiệp - Giải pháp cho doanh nghiệp triển khai hiệu quả”, ngày 15/5, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, mặc dù chủ trương đã rõ, tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp trong khu công nghiệp vẫn gặp khó khăn khi đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà do chưa có quy định cụ thể. Các thủ tục, văn bản hướng dẫn từ các Bộ, ngành chưa được rõ ràng, nhất quán. Doanh nghiệp muốn lắp đặt, sử dụng điện mặt trời mái nhà còn loay hoay chưa biết áp dụng theo quy định nào.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, cho rằng khẳng định những vướng mắc hiện nay là hành lang pháp lý thời gian qua còn chưa đồng bộ, rõ ràng. Việc thiếu quy định cụ thể đã khiến doanh nghiệp gặp vướng mắc trong khâu đăng ký, đấu nối, vận hành hệ thống. Nhiều dự án đã phải tạm dừng chờ hướng dẫn, làm lỡ nhịp đầu tư.
Cùng với đó, gánh nặng chi phí đầu tư ban đầu cũng là rào cản lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái đòi hỏi vốn đầu tư nhiều tỷ đồng cho mỗi MW, khiến không ít doanh nghiệp dù muốn cũng khó thu xếp nguồn lực tài chính.
Hơn nữa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại nhiều khu công nghiệp chưa sẵn sàng cho việc tích hợp nguồn điện phân tán. Hệ thống lưới điện nội bộ của một số khu công nghiệp còn yếu, thiếu các thiết bị đo đếm và điều khiển hai chiều hiện đại, dẫn đến lo ngại về an toàn vận hành.
Ngoài ra, nhận thức và kỹ năng về phát triển, quản lý hệ thống năng lượng xanh của một bộ phận doanh nghiệp còn hạn chế; không ít doanh nghiệp e ngại rủi ro công nghệ mới hoặc chưa đánh giá đúng lợi ích dài hạn của việc đầu tư năng lượng sạch.
Ở góc độ doanh nghiệp ông Vũ Huy Đông, đại diện Công ty Cổ phần Năng lượng ADE, cho rằng xu hướng tiêu chuẩn hóa về môi trường từ các thị trường xuất khẩu như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp buộc phải có chiến lược giảm phát thải carbon, trong đó sử dụng năng lượng tái tạo là một giải pháp then chốt.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn e ngại do thiếu thông tin, thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc lo ngại về thủ tục pháp lý và hiệu quả vận hành.
Khuyến khích mô hình hợp tác ESCO
Nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng xanh trong khu công nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng cần có các giải pháp đồng bộ. Cụ thể, cần hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ, rõ ràng, minh bạch. Các bộ, ngành cần nhanh chóng ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Nghị định 57/2025/NĐ-CP và 58/2025/NĐ-CP.
Đặc biệt, cần sớm có quy định, hướng dẫn rõ ràng về mô hình điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu trong khu công nghiệp (ví dụ: định mức công suất được bán dư lên lưới, hợp đồng mua bán điện nội bộ giữa doanh nghiệp trong khu công nghiệp, thủ tục đấu nối đơn giản hơn...). Khung pháp lý ổn định, minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư dài hạn vào lĩnh vực này.

Theo ông Trung, Nhà nước có thể xem xét các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng xanh để hỗ trợ doanh nghiệp lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo. Ví dụ, áp dụng miễn/giảm thuế nhập khẩu cho thiết bị năng lượng xanh; cho phép khấu hao nhanh tài sản là hệ thống điện mặt trời; hoặc thiết lập quỹ tín dụng xanh cho vay ưu đãi đối với dự án điện mái nhà.
Đồng thời, khuyến khích mô hình hợp tác ESCO (các công ty dịch vụ năng lượng). Theo đó, bên thứ ba đầu tư lắp đặt hệ thống, doanh nghiệp chỉ mua điện lại, giúp khắc phục bài toán vốn đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp nhỏ.
Các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp cần phối hợp với ngành điện nâng cấp hệ thống lưới điện tại chỗ, lắp đặt các thiết bị đo đếm thông minh, trạm biến áp có dự phòng công suất, đảm bảo điều kiện kỹ thuật để tiếp nhận nguồn điện từ năng lượng tái tạo phân tán.
Cùng với đó, xây dựng cơ chế vận hành lưới điện linh hoạt, an toàn, có dự phòng trong trường hợp ngừng cấp điện lưới hoặc sự cố, để vừa tận dụng được điện mặt trời, vừa không gây ảnh hưởng đến hoạt động chung.
“Cơ quan chức năng và các hiệp hội (như VCCI) nên tổ chức các chương trình tập huấn, tư vấn cho doanh nghiệp về lợi ích, kỹ thuật và quản lý dự án năng lượng xanh. Việc chia sẻ các mô hình điểm - chẳng hạn một khu công nghiệp xanh điển hình đã lắp đặt thành công hàng chục MW điện mặt trời mái nhà, sẽ tạo cảm hứng và niềm tin cho các doanh nghiệp khác noi theo”, ông Trung gợi ý.
Bên cạnh đó, cần đào tạo đội ngũ kỹ sư, công nhân có tay nghề trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đảm bảo có đủ nhân lực vận hành, bảo trì các hệ thống mới một cách an toàn, hiệu quả.
Đại diện Ban Chính sách, chiến lược Trung ương nhấn mạnh phát triển năng lượng xanh đòi hỏi sự chung tay của cả khu vực nhà nước và tư nhân. Chính phủ sẵn sàng đóng vai trò kiến tạo, hỗ trợ, nhưng sự tham gia của doanh nghiệp với tư cách nhà đầu tư và người sử dụng cuối cùng là quyết định thành công.
“Chúng ta cần mở rộng hợp tác với các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế để tranh thủ nguồn lực tài chính xanh, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản trị dự án. Việc kết hợp nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi cùng vốn tư nhân trong nước sẽ giúp hình thành các dự án điện tái tạo quy mô lớn hơn, bài bản hơn, kể cả trong các khu công nghiệp”, ông Trung khuyến nghị.
Để tăng tốc quá trình chuyển đổi xanh trong khu công nghiệp, ông Đông kiến nghị cần xây dựng cơ chế xác nhận "doanh nghiệp sử dụng năng lượng xanh" để tạo lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu. Đồng thời, cho phép áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa doanh nghiệp điện mặt trời và nhà máy trong khu công nghiệp. Nhà nước cần ưu tiên các khu công nghiệp có tỷ lệ sử dụng điện mặt trời cao trong chính sách hỗ trợ đầu tư, cấp đất và cấp phép mở rộng.
Miễn, giảm phí trước bạ cho ô tô năng lượng xanh theo mức phát thải CO2?
- Hà Nội hướng đến phát triển giao thông công cộng bằng xe buýt điện và năng lượng xanh 19/11/2024 09:17
- Năng lượng xanh: Kỷ nguyên hợp tác mới giữa Mỹ - ASEAN hậu bầu cử 05/11/2024 03:43
- PV GAS kỷ niệm 34 năm thành lập: Khẳng định quyết tâm phát triển trong ‘Hành trình năng lượng xanh’ 23/09/2024 03:01
Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG
(VNF) - Điều 9 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đề xuất chi tiết về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, dự thảo nghị quyết đề xuất doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).
Cần hơn 61.000 tỷ phát triển cảng biển Sóc Trăng
(VNF) - Vốn cho hệ thống cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030 khoảng 61.513 tỷ, trong đó 19.607 tỷ cho hạ tầng hàng hải công cộng và 41.906 tỷ cho phát triển bến cảng.
TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế
(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế, góp phần xây dựng một đô thị xanh, sạch, bền vững.
Bình Định: Lập quy hoạch khu đô thị, nghỉ dưỡng và bến siêu du thuyền 5.200ha
(VNF) - Phân khu Không gian phát triển đô thị, nghỉ dưỡng, thương mại dịch vụ, du lịch và Bến Siêu du thuyền Đề Gi có quy mô hơn 5.200ha, trải dài qua địa bàn hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát.
Năng lượng tái tạo: Tham vọng và cơ hội cho Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan
(VNF) - Việt Nam đang theo đuổi lộ trình năng lượng tái tạo đầy tham vọng, không chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Chuyên gia cho rằng những biến động từ căng thẳng thương mại toàn cầu có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội độc nhất để củng cố lĩnh vực năng lượng tái tạo của đất nước.
Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho khu công nghiệp xanh
(VNF) - Để các khu công nghiệp (KCN) thực sự "xanh" và hội nhập vào nền kinh tế xanh, cần gỡ nút thắt và thúc đẩy mạnh mẽ dòng tín dụng xanh.
Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng số 3&4 Lạch Huyện
(VNF) - Ngày 13/5/2025, Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng đã tổ chức Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 & 4 Lạch Huyện - Cảng Hải Phòng.
Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'
(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.
Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu
(VNF) - Dù được xác định là đòn bẩy quan trọng giúp khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi sang mô hình xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều rào cản khiến dòng vốn này chưa thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết.
'Ông lớn' Mỹ khai phá thị trường F&B 28 tỷ USD ở Việt Nam
(VNF) - Sự hiện diện của các “ông lớn” ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của Mỹ tại Việt Nam ngày càng rõ nét, từ bánh kẹo, nước giải khát cho đến đồ ăn nhanh và chuỗi cà phê. Với quy mô dân số 100 triệu người và thị trường tiêu dùng tăng trưởng cao, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến chiến lược của các thương hiệu F&B toàn cầu đến từ Mỹ.
Đầu tư Mỹ vào Việt Nam: Đa ngành và hướng tới chuỗi giá trị cao
(VNF) - Với hàng tỷ USD vốn đầu tư và sự hiện diện ngày càng rõ nét, các doanh nghiệp Mỹ ngày càng thể hiện vị thế trên thị trường Việt Nam. Từ hàng tiêu dùng, công nghiệp chế tạo, sản xuất chip, năng lượng sạch tới ngân hàng... đầu tư Mỹ đang hướng tới những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.
Năm 2027, hàng triệu xe máy ở Hà Nội và TP.HCM phải kiểm định khí thải?
(VNF) - Theo kế hoạch, từ năm 2027, xe máy tại TP. Hà Nội và TP. HCM sẽ bắt đầu phải kiểm định khí thải, mở đầu cho giai đoạn siết chặt kiểm soát ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Bình Định: Loạt dự án điện gió nghìn tỷ chờ nhà đầu tư
(VNF) - Bình Định sẽ đấu thầu chọn nhà đầu tư chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn, trong đó có nhiều dự án điện gió nghìn tỷ.
Bắc Giang: Công ty Ninh Sơn được chấp thuận làm dự án KCN hơn 89ha
(VNF) - Công ty Cổ phần đầu tư công nghiệp công nghệ Ninh Sơn vừa được chấp thuận là chủ đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tiên Sơn - Ninh Sơn (giai đoạn 1), thị xã Việt Yên, Bắc Giang.
Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát
(VNF) - Dù sở hữu tiềm năng hấp thụ carbon thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á, thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam vẫn loay hoay ở vạch xuất phát. Từ rào cản pháp lý, khái niệm chưa rõ ràng đến cơ chế tài chính thiếu minh bạch, hành trình biến rừng thành tài sản carbon giá trị đang vấp phải nhiều điểm nghẽn.
Đà Nẵng nghiên cứu làm tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam
(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định thành lập tổ công tác nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị Đà Nẵng – Quảng Nam.
Khu kinh tế đầu tiên của người Việt ở Cuba
(VNF) - Khu kinh tế đầu tiên của người Việt tại Cuba có quy mô rộng lớn, gần 3 sân bay và cảng nước sâu. Đây là biểu tượng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Cuba.
Lập tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng 1.400ha
(VNF) - Đà Nẵng thành lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng với quy mô hơn 1.400ha nhằm định hướng phát triển không gian đô thị biển tầm quốc tế.
TP.HCM kiến nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư vành đai 4
(VNF) - UBND TP. HCM vừa có công văn gửi Chính phủ về việc hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. HCM.
Đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vốn 44.300 tỷ đồng
(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án đầu tư Dự án xây dựng tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Dự án này nằm trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu kết nối các khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Quảng Ninh: Gọi vốn hơn 850 nghìn tỷ đầu tư 259 dự án
(VNF) - Quảng Ninh mới công bố danh sách 259 dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2025-2030, tổng mức đầu tư hơn 850 nghìn tỷ.
Hà Nội mời thầu quốc tế gói EPC xây cầu Tứ Liên 13.000 tỷ đồng
(VNF) - Hà Nội đang tiến hành mời thầu quốc tế gói thầu EPC xây dựng cầu Tứ Liên, giá gói thầu hơn 13.000 tỷ đồng, nhà thầu tham dự phải có bảo lãnh trị giá 290 tỷ.
Sân bay Măng Đen và Vân Phong được bổ sung vào quy hoạch
(VNF) - Chính phủ đã đồng ý về chủ trương nghiên cứu, bổ sung 2 sân bay Măng Đen và Vân Phong vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không.
THACO được chấp thuận xây KCN cơ khí ô tô 1.400 tỷ đồng ở Quảng Nam
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng, do Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp và Đô thị Chu Lai Trường Hải làm chủ đầu tư.
Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG
(VNF) - Điều 9 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đề xuất chi tiết về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, dự thảo nghị quyết đề xuất doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).
Ngắm các bãi tắm biển nhân tạo nghìn tỷ bên Vịnh Hạ Long
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.