Nguyên nhân khiến các tập đoàn công nghệ tăng phát thải carbon gấp 2,5 lần
(VNF) - Lượng khí thải nhà kính từ các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu đã tăng 150% trong giai đoạn 2020-2023. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và hoạt động của các trung tâm dữ liệu là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này, với các tên tuổi lớn như Amazon, Microsoft, Meta và Alphabet ghi nhận mức tăng đáng kể.
Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc mới đây đã công bố báo cáo cho thấy lượng khí thải nhà kính từ 200 công ty công nghệ hàng đầu thế giới đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2020–2023. Số liệu tính trong phạm vi 1 và 2 bao gồm các nguồn phát thải trực tiếp và gián tiếp từ điện, hệ thống sưởi, làm mát.
Theo ITU, lượng phát thải carbon đã tăng 150% trong ba năm, chủ yếu do sự mở rộng của trí tuệ nhân tạo (AI) và hoạt động ngày càng gia tăng của các trung tâm dữ liệu tiêu tốn nhiều năng lượng. Trong số các công ty được theo dõi, Amazon ghi nhận mức tăng khí thải cao nhất (182%), tiếp theo là Microsoft (155%), Meta (145%) và Alphabet (138%).
Cụ thể, dữ liệu từ Financial Times cho thấy khí thải phạm vi 2 từ Microsoft – tức lượng khí thải từ nguồn điện sử dụng – đã tăng từ 4,3 triệu tấn năm 2020 lên gần 10 triệu tấn vào năm 2024. Để đối phó với xu hướng này, công ty đã gia tăng mua tín chỉ carbon như một phần trong nỗ lực giữ vững cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030.

Tín chỉ carbon là công cụ cho phép tổ chức hoặc doanh nghiệp phát thải một tấn CO₂ hoặc khí nhà kính tương đương, có thể giao dịch trên thị trường. Ví dụ, một công ty sử dụng điện từ nhiên liệu hóa thạch có thể mua tín chỉ từ đơn vị sản xuất năng lượng tái tạo nhằm bù đắp lượng khí phát thải. Áp dụng cơ chế này, lượng khí thải ròng của Microsoft giảm xuống còn 456.000 tấn vào năm 2020 và tiếp tục giảm còn 259.000 tấn vào năm 2024.
Về phía Meta, doanh nghiệp này cho biết đang triển khai các biện pháp giảm tiêu thụ điện, nước và lượng phát thải tại hệ thống trung tâm dữ liệu, đồng thời đã ký hợp đồng mua điện hạt nhân – một nguồn năng lượng được xem là ổn định và ít phát thải carbon.
Amazon cũng đang đầu tư vào điện hạt nhân như một giải pháp năng lượng không phát thải, bên cạnh các sáng kiến liên quan đến năng lượng tái tạo. Trong khi đó, Microsoft tăng gấp đôi mức cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng trong năm ngoái và đang chuyển sang sử dụng giải pháp làm mát bằng chất lỏng ở cấp độ chip để thay thế các hệ thống làm mát truyền thống tại trung tâm dữ liệu.
ITU trích dẫn thêm một nghiên cứu cho thấy 20 hệ thống AI lớn nhất hiện nay có thể thải ra khoảng 102,6 triệu tấn CO₂ mỗi năm. Báo cáo cũng lưu ý rằng mặc dù nhiều doanh nghiệp kỹ thuật số đã công bố mục tiêu giảm phát thải, nhưng các hành động thực tế vẫn chưa tương xứng với cam kết đã đưa ra.
Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều

Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều
(VNF) - Việc Việt Nam cùng lúc theo đuổi hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 đang tạo ra một bài toán đầy thách thức cho ngành năng lượng. Để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo bền vững môi trường, ngành điện buộc phải tìm được lời giải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cam kết Net Zero.
Chậm chân trên thị trường carbon, nguy cơ bị loại khỏi nhiều chuỗi cung ứng
(VNF) - Theo TS Lê Hải Hưng, nếu không chuẩn bị sớm để tham gia vào thị trường carbon, Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội. Trước tiên là cơ hội xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM). Chậm chân hơn nữa, Việt Nam có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng xuất khẩu cho thị trường có quy định này”, ông Hưng cảnh báo.
Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?
(VNF) - Trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đã triển khai nhiều cơ chế nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó nổi bật là hệ thống tín chỉ carbon. Cơ chế này cho phép doanh nghiệp bù đắp phát thải của mình bằng cách đầu tư vào các dự án môi trường hoặc mua tín chỉ từ các đơn vị đã giảm phát thải thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia và tổ chức môi trường cảnh báo rằng hệ thống này cũng tạo ra lỗ hổng cho các hành vi gian lận, đe dọa tính mi
Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch
(VNF) - Chi tiêu cho năng lượng sạch tăng mạnh đẩy tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm 2025 lên mức kỷ lục 3.300 tỷ USD, với Trung Quốc dẫn đầu xu hướng chuyển dịch.
Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều
(VNF) - Việc Việt Nam cùng lúc theo đuổi hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 đang tạo ra một bài toán đầy thách thức cho ngành năng lượng. Để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo bền vững môi trường, ngành điện buộc phải tìm được lời giải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cam kết Net Zero.
Lô gạo 'xanh' đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản
(VNF) - Việt Nam vừa xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang Nhật Bản, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình đưa gạo “xanh” ra thị trường quốc tế. Lô hàng thuộc giống Japonica, sản xuất theo Đề án 1 triệu ha, mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”.
SCG phát triển nhiều sản phẩm xanh tại Việt Nam
(VNF) - Tập đoàn Thái Lan SCG vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với nhiều tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi rõ nét sau giai đoạn biến động thương mại toàn cầu. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong chiến lược phát triển bền vững và mở rộng thị trường của tập đoàn.
'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero
(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.
Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế
(VNF) - Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp là xu thế tất yếu toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong lộ trình này, tài chính xanh đóng vai trò then chốt, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân – nguồn lực được kỳ vọng chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư xanh.
Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới
(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
368 tỷ USD cho Net-Zero: Nguồn tiền từ đâu để Việt Nam hiện thực hóa tham vọng
(VNF) - Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tài chính xanh được xem là yếu tố then chốt nhằm huy động và định hướng dòng vốn vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.
'Bóng dáng' tỷ phú giàu thứ 2 Châu Á tại dự án điện gió 1.758 tỷ ở Quảng Trị
(VNF) - Có 4 nhà đầu tư tên tuổi lớn trong lĩnh vực năng lượng đã đăng ký thực hiện dự án Nhà máy Điện gió Quảng Trị Win 1, trong đó có liên danh của ông chủ Tập đoàn Adani (Ấn Độ) – người giàu thứ 2 châu Á và thứ 24 của thế giới đăng ký thực hiện.

