Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo thông tin từ ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2), sản lượng điện thương mại năm 2023 của công ty ước đạt 2,99 tỷ kWh, đạt 73% kế hoạch năm.
Lợi nhuận sau thuế ước đạt 474 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của NT2 trong vòng 10 năm trở lại đây kể từ năm 2014 – năm mà NT2 đạt đỉnh lợi nhuận với mức lãi sau thuế thu về hơn 1.590 tỷ đồng.
Theo tính toán, lợi nhuận sau thuế của NT2 trong quý IV ước đạt 219 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Đây được coi là sự khởi sắc của NT2 khi mà công ty này đã ghi nhận lỗ hơn 123 tỷ đồng trong quý III/2023 vì phải dừng tổ máy để tiến hành đại tu nhà máy từ ngày 7/9 – 31/10, gây ảnh hưởng nhiều đến sản lượng điện đầu ra trong kỳ.
Năm 2023, công ty lên kế hoạch tổng doanh thu đạt 8.299 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 474 tỷ. Như vậy, NT2 đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Theo ban lãnh đạo NT2, trong năm 2023, công ty gặp khó khăn khi nguồn khí bị suy giảm nên việc cung cấp khí cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 không đủ huy động, ngừng máy để thực hiện công tác đại tu, A0 huy động sản lượng điện thấp, ảnh hưởng của nguồn năng lượng tái tạo.
NT2 cho rằng các khó khăn sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty cho biết sẽ cân đối dòng tiền, dự kiến tạm ứng cổ tức lần I năm 2023 cho cổ đông theo đúng quy định.
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn trong quý III/2023, NT2 sẽ bước vào giai đoạn phục hồi trong năm 2024 khi nhà máy đã hoàn thành đại tu và sẵn sàng cho huy động trở lại. KBSV cho biết, LNG nhập khẩu dự kiến sẽ có mặt tại thị trường trong năm 2024 thông qua kho cảng LNG Thị Vải – giai đoạn 1, sẽ giảm đáng kể nguy cơ thiếu khí khi các mỏ khí trong nước dần cạn kiệt.
Ngoài ra, NT2 cùng các doanh nghiệp nhiệt điện sẽ hưởng lợi từ việc hiện tượng El Nino tiếp diễn, thúc nhu cầu điện tăng và mở ra dư địa huy động nhiều hơn cho các nhà máy nhiệt điện.
Theo Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS), trong năm 2024, nhiệt điện than bắt buộc phải được tăng cường huy động do điện tái tạo và điện nhập khẩu số lượng hạn chế.
Theo kịch bản cân đối cung – cầu điện của EVN cho năm 2024, tỷ trọng điện từ nguồn thuỷ điện sẽ giảm xuống từ 35,4% vào năm 2022 còn 29% trong trường hợp phụ tải bình thường và 28,2% trong trường hợp phụ tải cao ở năm 2024. Ngược lại, tỷ trọng nhiệt điện than tăng từ 38,6% năm 2022 lên 50,6% trong trường hợp phụ tải bình thường và 51,8% trong trường hợp phụ tải cao ở năm 2024.
Chênh lệch giữa tổng nguồn điện huy động ở trường hợp phụ tải cao và phụ tải thấp ở năm 2024 đến từ việc tăng thêm 7,9 tỷ kWh nhiệt điện than và 0,4 tỷ kWh nhiệt điện khí.
“Như vậy, trong năm 2024, điện than vẫn được kỳ vọng sẽ có lợi hơn điện khí và thuỷ điện”, các chuyên gia của TPS nhận định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.