Những điểm đáng chú ý trong tình hình tài chính của ACB

Minh Tâm - 24/07/2020 09:01 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều điểm mới đáng chú ý trong tình hình tài chính của ngân hàng ACB.

VNF
Những điểm đáng chú ý trong tình hình tài chính của ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 3.819 tỷ đồng.

Mức tăng trưởng lợi nhuận này là đáng khích lệ trong bối cảnh các ngân hàng đang chịu hệ lụy tiêu cực từ dịch Covid-19, cũng là điểm đáng chú ý đầu tiên trong báo cáo tài chính mới nhất của ACB.

Đi sâu hơn vào hoạt động kinh doanh, điểm đáng chú ý thứ hai là ACB vẫn duy trì tăng trưởng khá tốt ở mảng tín dụng, mặc dù ngân hàng này phải tiến hành tái cơ cấu các khoản cho vay cũng như hạ lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng mùa dịch Covid-19.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2020, thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng vẫn tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, thu nhập lãi (biểu thị doanh thu mảng tín dụng) vẫn tăng 15,9% trong khi chi phí lãi (biểu thị giá vốn mảng tín dụng) dù tăng cao hơn nhưng chênh lệch không quá lớn, ở mức 17,7%.

Được biết, trong nửa đầu năm nay, lượng nợ vay tái cơ cấu của ACB đạt khoảng 9.000 tỷ đồng (tương đương 3% tổng dư nợ cho vay) và kỳ hạn tái cơ cấu là khoảng 3-6 tháng, trong đó 3.300 tỷ đồng thuộc khách hàng cá nhân, còn lại thuộc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Con số này thấp hơn ước tính của ACB trước đây là 15.000 tỷ đồng.

Phía ACB cho biết khoảng 500 tỷ đồng thu nhập lãi liên quan đã không được ghi nhận trong báo cáo tài chính quý II/2020. Đồng nghĩa sau khi giai đoạn tái cấu trúc kết thúc (từ tháng 9 đến tháng 12/2020), ACB kỳ vọng có thể thu hồi hết các khoản nợ vay này và ghi nhận thu nhập lãi đã mất. ACB ước tính sẽ không tái cấu trúc thêm trong nửa cuối năm 2020.

Bên cạnh việc tái cơ cấu, ACB cũng áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng SME ở mức tối thiểu là 6,5% và khách hàng cá nhân là 7% trên tổng số 35.000 tỷ đồng nợ vay (tương đương 12% tổng dư nợ cho vay cuối quý II/2020). Điều này làm suy giảm biên lợi nhuận của ngân hàng.

Điểm đáng chú ý thứ ba trong báo cáo tài chính của ACB là khoản lãi thuần đột biến trên 660 tỷ đồng từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư (cùng kỳ năm ngoái lỗ thuần 8,3 tỷ đồng). Trên thực tế, không chỉ ACB mà nhiều ngân hàng cũng ghi nhận lãi thuần đột biến từ mảng này trong nửa đầu năm nay. Nhìn chung, các lãnh đạo ngân hàng lý giải rằng điều này có được là nhờ diễn biến thuận lợi bất ngờ trên thị trường trái phiếu.

Trái ngược với diễn biến thuận lợi trên, điểm đáng chú ý thứ tư là việc lãi thuần từ các hoạt động khác của ACB giảm tới 83%, từ 616 tỷ đồng xuống 102 tỷ đồng. Đây cũng là diễn biến chung ở các ngân hàng, bởi phần lớn lãi thuần từ hoạt động khác được tạo ra bởi nguồn thu từ nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng (nợ ngoại bảng), trong khi đó, dịch Covid-19 khiến việc xử lý nợ xấu (bao gồm việc thu nợ cũng như xử lý tài sản bảo đảm) trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Khó khăn nhất là thời kỳ giãn cách xã hội, hoạt động xử lý tài sản bảo đảm gần như bị đình trệ. Sau thời gian này, tình hình kinh tế không mấy khả quan cũng khiến hiệu quả xử lý nợ xấu kém hơn rõ rệt.

Điểm đáng chú ý thứ năm là việc ACB tăng gấp 5,6 lần chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, từ 95,5 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái lên 532 tỷ đồng nửa đầu năm nay. Bước đi này là dễ hiểu trong bối cảnh hệ lụy từ dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên sự thận trọng của ngân hàng là cần thiết.

Song song, ACB vẫn giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp, chỉ 0,68%. Đây là điểm cộng lớn trong tình hình tài chính của ACB, đặc biệt khi ngân hàng này chỉ tái cơ cấu khoảng 3% tổng dư nợ cho vay, cho thấy chất lượng các khoản cho vay dù phần lớn không được tái cơ cấu vẫn được duy trì ở mức tốt.

Nợ xấu thấp, dự phòng cao nên tỷ lệ bao phủ nợ xấu - phản ánh "độ dày" của "bộ đệm" nợ xấu - tiếp tục duy trì ở mức rất cao, lên đến 144%.

Ngoài ra, tăng trưởng dư nợ cho vay của ACB cũng là điểm khá đáng chú ý. Nửa đầu năm, ngân hàng này ghi nhận tăng trưởng cho vay 5,6%, tương đương khoảng một nửa hạn mức cho vay được Ngân hàng Nhà nước cấp hồi đầu năm (11,75%), nghĩa là tình hình giải ngân cho vay vẫn theo tiến độ bình thường bất chấp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Động lực tăng trưởng cho vay đến từ mảng khách hàng cá nhân (tăng 6,4%) và mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (6%). Trong khi đó, mảng khách hàng doanh nghiệp lớn giảm 2% so với đầu năm. 

ACB dự kiến sẽ xin thêm 3-4% hạn mức tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước, đồng thời kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt 15%. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng này từ nửa cuối năm nay trở đi.

Theo ước tính mới đây của Công ty Chứng khoán SSI, năm 2020, ACB sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 5,4%. Sang năm 2021, mức tăng lợi nhuận có thể đạt 15%.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
NHNN đồng loạt tăng lãi suất OMO và tín phiếu

NHNN đồng loạt tăng lãi suất OMO và tín phiếu

(VNF) - Phiên 22/5, NHNN bơm gần 25.000 tỷ đồng qua kênh OMO, lãi suất lên cao nhất trong gần một năm, trong bối cảnh tỷ giá USD liên tục lên sát trần và cao hơn giá bán can thiệp. Đây có thể là động thái nhằm đẩy lãi suất thị trường 2, giúp giảm áp lực tỷ giá.

Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng

Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng

(VNF) - Theo thông tin từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tính đến ngày 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với giá trị 636.964 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Cổ đông nước ngoài bán 8,2% cổ phần ABBANK

Cổ đông nước ngoài bán 8,2% cổ phần ABBANK

(VNF) - Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa bán thỏa thuận hơn 84 triệu cổ phiếu ABB, tương đương 8,2% tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) theo lộ trình thoái vốn đã thống nhất. Cổ đông lớn nước ngoài tại ABBANK hiện có Maybank với tỷ lệ sở hữu là 16,4%.

Khi cổ tức từ cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn hơn lãi suất tiết kiệm

Khi cổ tức từ cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn hơn lãi suất tiết kiệm

(VNF) - Một số ngân hàng chi trả cổ tức bằng tiền mặt đang có lợi suất cổ tức cao hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm.

Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá kêu gọi hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5

Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá kêu gọi hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5

(VNF) - Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2024 được Tổ chức Y tế thế giới phát động với chủ đề “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”.

VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững

VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững

(VNF) - VietinBank đã xây dựng Khung Tài chính Bền vững để đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho việc tài trợ và quản lý các khoản tài trợ phát triển bền vững của ngân hàng. Khung Tài chính Bền vững của VietinBank được bên thứ hai độc lập - Morningstar Sustainalytics đánh giá là “đáng tin cậy và có tác động lớn” đối với sự phát triển bền vững.

Ngừng hút thuốc lá là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh tật

Ngừng hút thuốc lá là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh tật

(VNF) - Ngày 22/5, tại Trung tâm văn hóa huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Quỹ Phòng chống tác hại của Thuốc lá - Bộ Y tế tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không khói thuốc lá 31/5/2024 và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá từ 25-31/5 năm 2024.

Trung Quốc tiếp tục ra đòn trả đũa Mỹ và EU

Trung Quốc tiếp tục ra đòn trả đũa Mỹ và EU

(VNF) - Trung Quốc đang xem xét tăng thuế đối với một số mặt hàng ô tô nhập khẩu từ châu Âu, một động thái được cho là để đáp trả các hành động thương mại gần đây của Liên minh chây Âu (EU) và Mỹ đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất.

Bán hàng online gian dối sẽ bị đưa vào danh sách 'đen' và bêu tên

Bán hàng online gian dối sẽ bị đưa vào danh sách 'đen' và bêu tên

(VNF) - Tổ chức, cá nhân bán hàng online xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng sẽ bị công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh…

Cách thức độc đáo của Vinhomes giúp cư dân làm giàu

Cách thức độc đáo của Vinhomes giúp cư dân làm giàu

(VNF) - Tại Vinhomes, cư dân không chỉ được chăm sóc, nâng cao chất lượng sống mà còn được liên tục gia tăng các quyền lợi về kinh tế.

Điểm những dự án ở TP.HCM mở bán hàng nghìn căn hộ, giá 50 - 200 triệu/m2

Điểm những dự án ở TP.HCM mở bán hàng nghìn căn hộ, giá 50 - 200 triệu/m2

(VNF) - Dù thị trường được đánh giá là chững lại, tuy nhiên các chủ đầu tư vẫn chào giá căn hộ dự án mới tại TP.HCM với mức giá từ 50.000.000 đồng/m2 trở lên.