'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2021, thương hiệu ô tô “ngôi sao 3 cánh” Mercedes-Benz nắm giữ ngôi vị là hãng xe sang có nhiều đợt triệu hồi xe lỗi với số lượng lớn và ảnh hưởng tới hầu hết các dòng xe dang bán trên thị trường.
Đỉnh điểm, chỉ tính riêng trong tháng 10/2021, Mercedes-Benz Việt Nam phải tiến hành 2 đợt triệu hồi để khắc phục lỗi. Đợt triệu hồi thứ nhất ảnh hưởng tới hai mẫu xe là GLC 200 và GLC 300 do liên quan tới lỗi cảm biến va chạm cở cửa trước.
Đợt triệu hồi lần 2 liên quan tới mẫu xe C200, được sản xuất, lắp rắp trong giai đoạn từ tháng 12/2014 đến tháng 2/2018. Nguyên nhân của đợt triệu hồi liên quan tới hộp điều khiển động cơ (ECU) bị lỗi.
Tháng 11/2021, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng phê duyệt cùng lúc 2 chương trình triệu hồi đối với nhiều mẫu xe khác nhau của thương hiệu “ngôi sao 3 cánh” Mercedes-Benz.
Theo đó, đợt triệu hồi lần thứ nhất liên quan tới các mẫu xe Mercedes-Benz sản xuất, lắp ráp trong nước bị triệu hồi lần này với tổng số 3.582 chiếc, gồm các mẫu xe như: C200, C200K, C230, C250, C300, GLK 280, GLK 300, E300 có thời gian sản xuất từ tháng 8/2007 đến tháng 8/2012.
Đợt triệu hồi lần thứ 1 ảnh hưởng tới 184 chiếc, được Mercedes-Benz nhập khẩu về nước gồm: A170, A200, GL450 4MATIC, ML350 4MATIC, R280, R300, R350, R500 4MATIC, E350, C200 CGI, có thời gian sản xuất từ tháng 12/2004 đến tháng 2/2012.
Cả hai đợt triệu hồi đều liên quan tới lỗi nằm ở cụm túi khí trên vô lăng lái và cụm túi khí phía trước ghế hàng khách phía trước.
Trong năm 2021, Honda Việt Nam cũng dính “vận đen” khi phải ra thông báo triệu hồi đối với nhiều mẫu xe đang bán trên thị trường.
Chương trình triệu hồi nổi bật được công bố vào tháng 5/2021, khi phải triệu hồi đối với 4 dòng xe của hãng là: City, Accord, Jazz và HR-V vì lỗi bơm nhiên liệu. Tổng số xe nằm trong diện triệu hồi là 27.640.
Cụ thể, có 8.626 chiếc Honda City được sản xuất, lắp ráp trong nước từ 2/1/2019 - 9/11/201 và 19.014 xe do Honda nhập khẩu gồm: Accord, Jazz, HR-V được sản xuất tại Thái Lan trong thời gian từ 8/1/2019 - 3/10/2019.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết nguyên nhân của đợt triệu hồi là do trong một số lô sản phẩm, cánh bơm nhiên liệu có mật độ vật liệu thấp hơn tiêu chuẩn. Qua quá trình sấy khô trong sản xuất, bề mặt của cánh bơm có mật độ vật liệu thấp có thể phát sinh nhiều vết nứt.
Những vết nứt này có thể gây hấp thu nhiên liệu xăng quá mức, dẫn tới cánh bơm có thể bị biến dạng bất thường do tác dụng của xăng.
Sự biến dạng trong một số trường hợp có thể làm cánh bơm chạm vào thân bơm, làm cho bơm bị kẹt, không cung cấp được nhiên liệu dẫn đến động cơ không khởi động được hoặc chết máy trong khi lái xe, làm tăng nguy cơ gây va chạm.
Một trong những “ông lớn” của thị trường ô tô tại Việt Nam là Liên doanh Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam cũng từng phải tiến hành triệu hồi 23.587 xe Hyundai Tucson trong năm 2021 để thay cầu chì và cập nhật phần mềm điều khiển hệ thống ABS. Đợt triệu hồi dành cho các phiên bản máy xăng 2.0 và dầu 2.0 bao gồm cả xe nhập khẩu và sản xuất lắp ráp trong nước. Đây là đợt triệu hồi lớn nhất của dòng xe này.
Cụ thể, nằm trong diện triệu hồi này có 20.374 chiếc Tucson bản xăng 2.0L và Diesel 2.0L được lắp ráp tại Việt Nam trong thời gian từ 8/2017 - 12/2020. Ngoài ra, còn có 3.213 chiếc sản xuất từ 7/2015 - 5/2020. Các xe này được nhập khẩu nguyên chiếc.
Các mẫu xe thuộc diện triệu hồi có thể gặp vấn đề nổi đèn cảnh báo hoặc đèn báo ABS trên táp lô. Trong một số tình huống hiếm gặp, bảng mạch bộ điều khiển thủy lực của hệ thống phanh ABS được gọi là HECU (Hydraulic Electronic Control Unit) tiềm ẩn nguy cơ ngắn mạch và có thể dẫn đến nguy cơ cháy bộ điều khiển HECU.
Năm 2021, Thaco Trường Hải cũng tiến hành triệu hồi với 61.517 chiếc xe Mazda thuộc diện triệu hồi tại Việt Nam để kiểm tra và thay thế bơm nhiên liệu. Hầu hết các dòng xe đang phân phối như: Mazda2, Mazda3, Mazda6, CX-5, CX-8 đều nằm trong diện bị ảnh hưởng. Đây là cuộc triệu hồi có số lượng lớn nhất trong năm 2021.
Theo đó, tất cả các xe trong diện ảnh hưởng đều sử dụng cánh bơm của nhà cung cấp Denso, gồm cả xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc. Trên các xe thuộc chương trình triệu hồi, động cơ có thể có hiện tượng rung giật, không khởi động được hoặc một số trường hợp cá biệt xe có thể bị chết máy khi đang vận hành làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm.
Nguyên nhân là do cánh bơm được chế tạo từ vật liệu nhựa có mật độ vật liệu thấp, có thể xuất hiện các vết nứt trong quá trình sấy khô cánh bơm từ nhà cung cấp Denso.
Xem thêm: Những mẫu xe 'tháo chạy', tạm ngừng bán tại thị trường Việt Nam trong năm 2021
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.