Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty Cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl, chủ đầu tư dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng được thành lập đầu năm 2015. Ít ai biết rằng, trước khi Sabeco Pearl thành lập cả thập kỷ, Sabeco đã triển khai dự án cùng các đối tác tư nhân khác. Những doanh nghiệp này, có thể nói là nhà đầu tư "nguyên thuỷ" trong thương vụ 2-4-6 Hai Bà Trưng.
"Tại văn phòng làm việc số 06 Hai Bà Trưng, Quận 1 rộng 6.080,2m2, Sabeco góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất tương đương 45% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Bất động sản Sabeco (Sabeco Land) để đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng", trích từ Bản công bố thông tin của Sabeco ngày 08/01/2008.
Sabeco Land, pháp nhân được đề cập trong Bản công bố thông tin phục vụ cổ phần hoá của Sabeco, được thành lập cách đó chưa lâu (tháng 4/2007), trên cơ sở đề xuất thực hiện dự án thương mại tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng của Sabeco từ giữa năm 2004. Tới cuối năm 2007, UBND TP. HCM và Bộ Tài chính chấp thuận cho Sabeco chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện khu phức hợp.
Trước đó, HĐQT Sabeco ngày 3/2/2007 có nghị quyết thống nhất chủ trương thành lập Sabeco Land, và như đã biết, doanh nghiệp dự án thực hiện khu phức hợp 2-4-6 Hai Bà Trưng hai tháng sau đó chính thức đi vào hoạt động, với vốn điều lệ 480 tỷ đồng.
Sabeco Land cùng lô đất 2-4-6 Hai Bà Trưng "đồng hành" trong báo cáo tài chính của Sabeco suốt một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên các đối tác tham gia cùng tổng công ty này thì chưa bao giờ được đề cập.
Ngoài Sabeco nắm 45%, hai doanh nghiệp tư nhân chia nhau sở hữu 55% còn lại trong Sabeco Land là CTCP Đầu tư Xây dựng & Phát triển công nghiệp vận tải Bình Kiên (30%) và CTCP Đầu tư Rồng Á Châu (25%).
Bởi vậy, có thể mường tượng ra rằng hai đối tác tư nhân của Sabeco, hay nói chính xác hơn, là những "ông chủ" đứng sau họ, chắc hẳn phải là những tên tuổi lớn ở Sài Gòn.
CTCP Đầu tư Xây dựng & Phát triển công nghiệp vận tải Bình Kiên được thành lập tháng 7/2006 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Ba cổ đông sáng lập là các ông Trần Tuấn Huy (50%), Nguyễn Văn Hưng (47%) và Đỗ Văn Huân (3%).
Trong đó, ông Trần Tuấn Huy sinh năm 1966, là một trong hai cổ đông của Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái, đồng thời là mắt xích quan trọng, đứng tên nhiều thành viên trong tập đoàn này.
Trong khi đó, ông Đỗ Văn Huân sinh năm 1981, hiện là Uỷ viên HĐQT CTCP Vận tải Hà Tiên (mã chứng khoán: HTV). Doanh nhân quê Tiền Hải, Thái Bình giai đoạn 2006-2009 từng đảm nhận nhiều vị trí quản lý tại CTCP Vận tải và Thương mại Quốc tế (ITC) - chủ đầu tư Cảng container ITC Phú Hữu. ITC đóng "đại bản doanh" tại 140A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, cũng chính là trụ sở của Vận tải Bình Kiên.
Với cái tên còn lại, dù sở hữu số lượng cổ phần đáng chú ý trong Vận tải Bình Kiên, song không có nhiều thông tin về doanh nhân Nguyễn Văn Hưng, ngoại trừ vị này cũng có "gốc" Tiền Hải, Thái Bình.
Giữa tháng 4/2018, một doanh nghiệp mới là Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại biển Toàn cầu được thành lập với địa chỉ đăng ký như trên. Chủ sở hữu là ông Nguyễn Văn Hưng, cũng sinh ngày 24/11/1983, tuy nhiên lại có một số chứng minh nhân dân khác.
Không rõ hai trường hợp trên là một sự trùng lặp ngẫu nhiên, hay có sự nhầm lẫn nào, để một người Nguyễn Văn Hưng có hai số chứng minh nhân dân?!
Đối với CTCP Đầu tư Rồng Á Châu, số liệu từ Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy khá bất ngờ là doanh nghiệp này được thành lập ngày 7/6/2007, tức là sau thời điểm Sabeco Land hoạt động hai tháng. Chưa rõ đây có phải là một nhầm lẫn khác hay không.
Rồng Á Châu có trụ sở tại 357A/12 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình. Đây cũng chính là địa chỉ nhà riêng của ông Nguyễn Đức Toàn - Chủ tịch HĐQT Rồng Á Châu. Một điều bất ngờ khác là dù phải góp 25% vốn Sabeco Land, tương đương 120 tỷ đồng, song Rồng Á Châu chỉ có vốn điều lệ vỏn vẹn 9 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Toàn cùng 5 cổ đông sáng lập khác, mỗi người góp 6%.
Trong số này, có ông Cao Thanh Bích và ông Văn Thảo Nguyên. Ông Bích là Thành viên HĐQT CTCP Bia Sài Gòn - Sông Lam, nơi ông Văn Thanh Liêm cũng là Thành viên HĐQT. Trong khi ông Văn Thảo Nguyên chính là con trai của ông Văn Thanh Liêm.
Ông Văn Thanh Liêm công tác tại Sabeco từ năm 1988, dù chỉ giữ đến chức vụ Phó Tổng giám đốc, song quyền lực và ảnh hưởng của doanh nhân sinh năm 1950 tại Sabeco là không hề nhỏ. Minh chứng rõ nhất là từ sau khi nghỉ hưu (tháng 2/2012), ông Liêm cùng người nhà đã nắm quyền điều hành hoặc chi phối tại nhiều thành viên/ cựu thành viên của Sabeco như Sabetrans, Bia Sài Gòn Bình Tây, Bia Sài Gòn Quảng Ngãi, Bia Sài Gòn Hà Nam...
Bản thân Chủ tịch HĐQT Rồng Á Châu ông Nguyễn Đức Toàn cũng đã và đang tham gia HĐQT của Bia Sài Gòn Đồng Nai, Bia Sài Gòn Miền Trung, Bia Sài Gòn Tây Đô hay trước đây là Quản lý Quỹ Sabeco.
Đến giữa năm 2013, dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng vẫn nằm "trên giấy" và Bộ Công thương đã chỉ đạo giải thể Sabeco Land. Tháng 10/2014, Sabeco Land dừng hoạt động. Rồng Á Châu giải thể tháng 9/2015, Vận tải Bình Kiên thậm chí còn đóng mã số thuế từ cuối năm 2012. Trong khoảng thời gian này, nhóm nhà đầu tư có nhiều liên hệ tới Tập đoàn S.S.G đã tiếp cận dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng và sớm nhận được cái "gật đầu" của Bộ Công thương cũng như UBND TP.HCM. Các bên tháng 2/2015 thành lập doanh nghiệp dự án CTCP Đầu tư Sabeco Pearl. Tỷ lệ sở hữu của Sabeco trong liên danh mới chỉ còn 26%, đúng bằng mức tối thiểu theo Quyết định 86/2010 của Thủ tướng, so với 45% trong Sabeco Land. Và chỉ bốn tháng sau khi thành lập, nhóm nhà đầu tư này đã nhanh chóng chuyển nhượng 74% vốn Sabeco Pearl cho CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va, trước khi ông lớn này "sang tay" dự án cho các nhà đầu tư có liên hệ tới một tập đoàn đóng trụ sở trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 1 vào cuối năm 2016. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.