Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Luật Đầu tư được sửa đổi lần này nhằm:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn trên cơ sở bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh, đồng thời cắt giảm một số ngành, nghề không cần thiết, bất hợp lý nhằm tiếp tục bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà Luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện.
- Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đăng ký đầu tư; cắt giảm chi phí và thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý giữa các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trên cơ sở đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Tại Tờ trình số 400/TTr-CP ngày 4/10/2019, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), trong đó sửa đổi 36 điều, bổ sung 04 điều, bãi bỏ 2 điều của Luật Đầu tư năm 2014 với những nội dung chủ yếu sau:
Nhóm quy định về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư, các khái niệm và chính sách đầu tư kinh doanh:
- Dự thảo Luật này sửa đổi, bổ sung Điều 4 Luật Đầu tư để phân định rõ phạm vi điều chỉnh cũng như nguyên tắc áp dụng của Luật Đầu tư và các Luật có liên quan, bao gồm Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Bổ sung khái niệm “chấp thuận chủ trương đầu tư” để làm rõ mục đích, bản chất của việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương thực hiện dự án; sửa đổi, bổ sung các khái niệm về “đầu tư kinh doanh”, “ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, “điều kiện đầu tư kinh doanh”, “điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài” và “vốn đầu tư” theo hướng làm rõ hình thức, nội dung cụ thể của khái niệm này nhằm bảo đảm tính khả thi, minh bạch và thống nhất trong quá trình thực hiện.
- Bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý áp dụng các biện pháp cần thiết (như từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư...) trong trường hợp các hoạt động này gây phương hại đến an ninh, quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng và môi trường; làm rõ nguyên tắc nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanh, bảo đảm thực hiện dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.
- Thu hẹp dự án thuộc phạm vi bảo lãnh của Chính phủ và thực hiện thống nhất với Luật Quản lý nợ công; bãi bỏ các quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư để thực hiện thống nhất theo dự thảo Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Nhóm các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và đầu tư kinh doanh có điều kiện
- Bổ sung quy định về hình thức áp dụng, nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh cũng như các nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Đề xuất bãi bỏ 12 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời sửa đổi 19 ngành, nghề và bổ sung 6 ngành, nghề để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề này và bảo đảm tính thống nhất với các luật có liên quan.
- Bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư.
- Tiếp tục cấm đầu tư kinh doanh các chất ma túy và tiền chất; các hóa chất, khoáng vật và động, thực vật hoang dã bị cấm theo các công ước quốc tế, nhưng bãi bỏ các Phụ lục 1, 2 và 3 của Luật Đầu tư và giao Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với thực tiễn thay đổi nhanh chóng của các sản phẩm này cũng như yêu cầu quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nhóm các quy định về ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài:
Nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, giải pháp đối với hoạt động thu hút ĐTNN theo Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị, Dự thảo Luật này đã bổ sung quy định về Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo cách tiếp cận chọn bỏ. Danh mục này bao gồm: (i) Ngành, nghề nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận thị trường; và (ii) Ngành, nghề nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường có điều kiện.
Ngoài 02 Danh mục này, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ và các luật, pháp lệnh, Điều ước quốc tế về đầu tư, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài.
Nhóm các quy định về ngành, nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư
- Ngoài 04 ngành ưu đãi đầu tư đã được bổ sung vào Luật Đầu tư theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật này bổ sung một số ngành, nghề/hoạt động đầu tư khác vào khoản 1 Điều 16, gồm: hoạt động nghiên cứu và phát triển; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học; hoạt động đổi mới sáng tạo; sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.
- Bổ sung quy định về nguyên tắc, điều kiện áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư để bảo đảm hiệu quả, chất lượng của việc thực hiện chính sách này.
- Loại bỏ dự án xây dựng nhà ở thương mại ra khỏi đối tượng ưu đãi đầu tư để thống nhất với quy định của Luật Đất đai.
- Bổ sung cơ chế cho phép Chính phủ quyết định ưu đãi đầu tư cao hơn để khuyến khích phát triển một ngành, địa bàn đặc biệt hoặc dự án đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Đối với các loại dự án này, Chính phủ quyết định bổ sung mức ưu đãi và thời hạn ưu đãi đầu tư nhưng mức ưu đãi bổ sung không quá 50% mức ưu đãi cao nhất và thời hạn ưu đãi bổ sung không quá thời hạn ưu đãi dài nhất.
- Bổ sung biện pháp hỗ trợ đầu tư trong trường hợp dự án bị ngừng kinh doanh theo quyết định của cấp có thẩm quyền và bổ sung hình thức hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách.
Nhóm các quy định về thẩm quyền, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư
a) Về nguyên tắc, điều kiện thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư: Hình thức chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư chỉ được áp dụng trong trường hợp dự án không đáp ứng điều kiện tổ chức đấu giá, đấu thầu.
- Sau thời hạn dự án được công bố theo quy định của pháp luật về đấu giá, đầu thầu mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký hoặc đấu giá không thành thì Cơ quan có thẩm quyền áp dụng thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.
b) Về thẩm quyền, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư: Thu hẹp phạm vi dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Điều 31 của Luật Đầu tư theo hướng loại bỏ dự án sản xuất thuốc lá; phân cấp cho UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh sân golf; nâng mức vốn dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ từ 5.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng.
- Áp dụng thống nhất thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư đối với các dự án xây dựng nhà ở và đô thị để tránh trùng lặp về thẩm quyền, thủ tục quyết định/chấp thuận đầu tư dự án nhà ở, đô thị theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật nhà ở, đô thị.
- Bổ sung thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Bổ sung thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển để thống nhất với quy định tương ứng của Luật Đất đai.
- Bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với hộ gia đình, cá nhân để áp dụng thống nhất điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư của các đối tượng này theo quy định của Luật Đất đai.
- Sửa đổi thủ tục thẩm định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội theo hướng đơn giản hóa thủ tục lấy ý kiến thẩm định của Bộ, cơ quan liên quan, xóa bỏ thủ tục trùng lặp 02 bước lấy ý kiến (Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ, cơ quan liên quan và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục lấy kiến của các cơ quan này trong quá trình thẩm định dự án).
- Đơn giản hóa hồ sơ, nội dung chấp thuận chủ trương dự án đầu tư theo hướng lồng ghép các nội dung giải trình về công nghệ, môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội trong báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Nhóm các quy định về thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài:
- Bổ sung quy định không yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
- Minh bạch hóa điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Sửa đổi quy định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng:
+ Phân định rõ điều kiện, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và điều kiện, thủ tục góp vốn, mua, bán cổ phần của công ty đại chúng; nguyên tắc áp dụng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đại chúng theo Luật Chứng khoán và Luật Đâu tư.
+ Bãi bỏ thủ tục đăng ký trong trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp;
+ Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện thống nhất thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký đầu tư.
Nhóm các quy định về thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư
Nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án đầu tư, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh, Dự thảo Luật này sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
- Quy định quyền của nhà đầu tư trong việc điều chỉnh mục tiêu, quy mô, nội dung dự án đầu tư; sáp nhập, tách dự án đầu tư; thay đổi nhà đầu tư; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư và các nội dung khác; quy định rõ các trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Bỏ quy định về giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư để thực hiện thống nhất thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và đồng bộ với quy định của Luật Đất đai.
- Bổ sung biện pháp bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (ngoài viện pháp ký quỹ) nhằm mở rộng, đa dạng hóa các hình thức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.
- Bổ sung quy định về giám định vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết để xác định căn cứ tính thuế, góp phần hạn chế tình trạng chuyển giá, trốn thuế; làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư cũng như cơ quan nhà nước trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư.
- Bổ sung quy định về chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch giả tạo về vốn nhằm tạo cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp đầu tư chui, đầu tư núp bóng. Căn cứ quy định này, Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền, trình tự xử lý hoạt động đầu tư chui, đầu tư núp bóng, trong đó có các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định khác về điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; trình tự, thủ tục thanh lý tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo hướng thống nhất với quy định có liên quan của Luật Đất đai.
- Bổ sung quy định về gia hạn thực hiện dự án đầu tư; theo đó, khi hết thời hạn thực hiện dự án mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thực hiện hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa theo quy định của Luật Đầu tư, trừ các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên và dự án có điều kiện chuyển giao không bồi hoàn.
Nhóm các quy định về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài:
- Quy định cụ thể Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài, gồm: (i) các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư; (ii) ngành nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu và ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài theo các điều ước quốc tế về đầu tư.
- Quy định cụ thể về Danh mục ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện, gồm các ngành: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, kinh doanh bất động sản.
- Bãi bỏ khoản 1 Điều 64 của Luật Đầu tư về điều kiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện thống nhất theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối.
- Sửa đổi khoản 1 Điều 66 để cho phép nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để góp vốn đầu tư ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật tiếp tục duy trì thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài với nội dung và thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đơn giản hơn theo hướng: bãi bỏ một số nội dung không cần thiết hoặc có thể dẫn đến xung đột với về thẩm quyền điều chỉnh với pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư; thu hẹp phạm vi dự án phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư...
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.