Ninh Bình, Quảng Nam, Bình Thuận đồng loạt xin chuyển đất rừng làm dự án

Chí Bình - 19/11/2020 15:27 (GMT+7)

(VNF) - Cả 3 tỉnh Ninh Bình, Quảng Nam, Bình Thuận đồng loạt có tờ trình gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên để thực hiện các dự án trên địa bàn.

VNF
Địa phương đồng loạt xin chuyển đất rừng làm dự án. (Ảnh minh họa)

Nhiều địa phương đồng loạt xin chuyển đất rừng làm dự án

Ngày 30/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhận được tờ trình về việc quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng cho dây chuyển 2 nhà máy Duyên Hà.

Cụ thể, UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng của 38,17ha đất rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng phòng hộ để thực hiện dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi.

Trước đó, ngày 23/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhận được tờ trình của UBND tỉnh Bình Thuận về việc xin được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110KV.

Về quy mô, diện tích thực hiện dự án, UBND tỉnh Bình Thuận xác định dự án được thực hiện trên quy mô 45,41ha; tuy nhiên, mới nêu thông tin về 28,52ha rừng tự nhiên (gồm 23,61ha quy hoạch rừng phòng hộ; 4,91ha quy hoạch rừng sản xuất). Phần diện tích còn lại chưa có thông tin cụ thể và chưa thống nhất với diện tích nêu trong báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng rừng nằm trong dự án nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV.

Tới ngày 26/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nhận được tờ trình của UBND tỉnh Quảng Nam về đề nghị xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng để thực hiện dự án đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng - Đăk Lây, huyện Nam Trà My.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói gì?

Sau khi nhận được tờ trình của các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản trả lời UBND tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Ninh Thuận và UBND tỉnh Ninh Bình; trong đó đề nghị 3 địa phương cân nhắc việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án.

Cụ thể, đối với tờ trình của UBND tỉnh Ninh Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết căn cứ vào các quy định hiện nay, Chính phủ quy định: “Không chuyển rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang mục đích khác để triển khai các hoạt động khoáng sản…”.

Sau khi xem xét, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định dự án không đúng với tiêu chí xác định dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác theo quy định của Chính phủ.

Với tờ trình của UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết dự án này thuộc danh mục các dự án thuộc tránh nhiệm thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án là "không phù hợp về thẩm quyền".

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thời gian qua, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai diễn ra ngày càng phổ biến, gây ra lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng ở một số địa phương, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Dù chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân, nhưng dư luận, các chuyên gia đang đặt vấn đề có ảnh hưởng của việc giảm diện tích rừng tự nhiên, do chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án khu vực miền núi đã làm thay đổi đặc tính tự nhiên, tính bền vững của tự nhiên.

Trong khi đó, Quảng Nam có nền địa chất yếu, nằm trong đứt gãy địa chất, đứt gãy phong hóa tạo ra độ gắn kết rất thấp, địa hình đồi núi có độ dốc lớn, chia cắt phức tạp.

Vì những lý do trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cân nhắc cẩn trọng trong đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, đặc biệt đối với rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, cũng như các hoạt động tác động vào làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên khu vực miền núi của địa phương.

Với tờ trình của UBND tỉnh Bình Thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy còn một số vấn đề về tên gọi dự án, cũng như quy mô, diện tích thực hiện dự án chưa được làm rõ.

Về tên gọi của dự án, tại các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), UBND tỉnh Bình Thuận... xác định tên dự án là nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2. Tuy nhiên, trong tờ trình mà tỉnh vừa gửi lại ghi là dự án nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV.

Về bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp công trình, tờ trình dự án của UBND tỉnh Bình Thuận cũng không thể hiện rõ hiện trạng tổng thể khu vực dự án, không thể hiện thời điểm lập bản đồ hiện trạng rừng.

Tương tự như Quảng Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định thời gian qua, tình trạng biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai diễn ra ngày càng phổ biến, gây ra lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng ở một số địa phương. Do đó, cơ quan này đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận cân nhắc cẩn trọng trong đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, đặc biệt đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, cũng như các hoạt động tác động vào làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên khu vực ven biển.

Vì những lý do nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định hồ sơ trình chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án nhà máy Điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV theo tờ trình của UBND tỉnh Bình Thuận chưa đủ điều kiện xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

(VNF) - Theo Luật Đất đai mới, cụ thể tại khoản 2, điều 152 Luật Đất đai 2024, sẽ có 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ 1/1/2025.

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.