'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (mã CII) vừa bổ sung thêm tờ trình gửi đến các cổ đông chuẩn bị cho cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 dự kiến tổ chức vào ngày 2/6 tới đây. Không dưới 10 lần cụm từ “Covid-19” được nhắc đến, trở thành lý do chủ yếu trong phương án phát hành trái phiếu kèm chứng quyền và mua cổ phiếu quỹ mà CII trình.
Theo ban lãnh đạo công ty, dịch Covid-19 “ảnh hưởng không đáng kế đến các hoạt động kinh doanh cốt lõi của CII” nhưng “trực tiếp tác động tiêu cực đến khả năng huy động vốn của tất cả các doanh nghiệp”. Một phương án tài chính đã được đưa ra để giải quyết cái khó trước mắt về vốn, đồng thời, bảo vệ cho các cổ đông nhỏ lẻ cũng như các quỹ đầu tư không bị mất tài sản do giá trị thị trường của CII bị giảm sút.
Theo tờ trình mới gửi cổ đông, CII dự kiến phát hành trái phiếu kèm chứng quyền có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 11%/năm. Đợt phát hành có thể gồm 2 đợt, ưu tiên trước đợt 1 cho cổ đông hiện hữu với số trái phiếu phát hành trị giá 1.239,2 tỷ đồng, tương ứng cổ đông sở hữu 200 cổ phiếu sẽ được mua 1 trái phiếu.
Nếu tổng giá trị chào bán đợt 1 không đạt 800 tỷ đồng, CII sẽ phát hành cho các nhà đầu tư bên ngoài có thể là quỹ đầu tư, ngân hàng, nhà đầu tư chiến lược với tổng giá trị phát hành là 1.600 tỷ đồng. Trong thông báo gửi đến cổ đông, doanh nghiệp này cũng tiết lộ đã thực hiện đàm phán bước đầu với nhà đầu tư về việc phát hành trái phiếu kèm chứng quyền.
Có hai điều đặc biệt trong đợt phát hành trái phiếu chứng quyền này. Thứ nhất, khi sở hữu trái phiếu phát hành đợt này, 1 trái phiếu sẽ kèm 1 chứng quyền có quyền mua 38,75 cổ phần CII. Số cổ phần CII mà trái chủ được mua không phải cổ phần phát hành mới mà là cổ phiếu quỹ. CII hiện đã nắm giữ 9 triệu cổ phiếu quỹ và dự kiến tổng số cổ phần cần chuẩn bị ít nhất trong trường hợp trái chủ lựa chọn thực hiện quyền mua cổ phiếu là 62 triệu cổ phiếu.
Công ty còn cần bổ sung thêm 53 triệu cổ phiếu trong 5 năm tới, Tổng giám đốc CII Lê Quốc Bình cho hay. Ước tính với mức giá hiện tại hơn 20.000 đồng/cp, số tiền cần chi ra lên tới 1.100 tỷ đồng. Có thể thấy, số tiền chi ra để mua thêm cổ phiếu quỹ tương đương tỷ trọng lớn trong số vốn huy động từ phương án này. Tuy nhiên, về mặt thời gian, trong khi số tiền huy động qua kênh trái phiếu có thể nhận toàn bộ về ngay, việc mua cổ phiếu quỹ có thể thực hiện rải rác trong 5 năm.
Nhưng đây cũng là một canh bạc của CII. Bởi mua cổ phiếu là quyền chọn của trái chủ, có thể thực hiện hoặc không. Trong trường hợp trái chủ quyết định không thực hiện quyền mua và muốn nhận về tiền mặt, CII phải “ôm” số cổ phần này.
Điều đặc biệt thứ hai trong đợt phát hành này là công ty sẽ phát hành tối đa 160 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá 10.000 đồng/ cổ phiếu nhằm dự phòng nguồn trả nợ khi đồng thời xảy ra những trường hợp đặc biệt. Cụ thể trường hợp này gồm xảy ra sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến nguồn thu hoạt động kinh doanh của công ty không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, nhà đầu tư không thực hiện hoặc hoặc thực hiện không đầy đủ quyền mua cổ phiếu CII theo chứng quyền và CII không chứng minh được nguồn trả nợ chắc chắn hoặc nguồn trả nợ không được trái chủ chấp nhận ở thời điểm 6 tháng trước ngày đến hạn
Đây không phải lần đầu tiên CII đưa vào phương án phát hành điều khoản đặc biệt này. Một trong 2 nội dung cấp thiết mà CII trình cổ đông thông qua trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên hồi cuối tháng 3 vừa qua là kế hoạch phát hành trái phiếu với giá trị 2.000 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm cũng với điều khoản đặc biệt. Theo đó, trong trường hợp bất khả kháng không đảm bảo được nguồn trả nợ, công ty sẽ phát hành thêm 200 triệu cổ phiếu với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ và làm nguồn chi trả nợ vay trái phiếu.
Thông thường, các thương vụ huy động vốn qua kênh trái phiếu của công ty không cần sự phê duyệt của ĐHĐCĐ (trừ các trường hợp trái phiếu chuyển đổi trái phiếu kèm chứng quyền). Tuy nhiên, do liên quan đến việc phát hành cổ phiếu nên buộc cần sự đồng ý của các cổ đông.
Tổng giám đốc Lê Quốc Bình cho biết việc đưa ra một phương án huy động vốn hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư là cần thiết bởi những hạn chế và khó khăn trong việc huy động nguồn vốn ngân hàng và trái phiếu mà dịch Covid-19 là một nguyên nhân trực tiếp gây ra trong khi công ty cần huy động đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoàn thành các dự án đang đầu tư dở dang.
Khả năng huy động vốn từ các cổ đông ở thời điểm 5 năm tới trở thành “của làm tin” trong hai thương vụ phát hành trái phiếu của CII. Tổng cộng số cổ phiếu có thể phải phát hành thêm trong trường hợp bất khả kháng xảy ra lên tới 360 triệu cổ phiếu. Con số này còn lớn hơn vốn điều lệ ở thời điểm hiện tại (2.831 tỷ đồng).
Chưa kể để có thể phát hành cổ phiếu, CII còn phải đáp ứng được những điều kiện cần về kết quả kinh doanh, hiệu quả hoạt động như tiêu chí về ROE để được phép chào bán cổ phiếu. Ngoài ra, điều kiện đủ để đảm bảo khả năng thành công còn là bản thân tính hấp dẫn của cổ phiếu 5 năm tới trong đánh giá của các nhà đầu tư. Lợi nhuận cần tăng trưởng tương ứng để thu nhập trên mỗi cổ phiếu không chịu áp lực pha loãng lớn trong bối cảnh lượng cổ phiếu mới ồ ạt phát hành ra thị trường.
“Cố phiếu CII đang bị định giá thấp, không dựa trên hoạt động kinh doanh” Thuyết phục các cổ đông về quyết định bỏ tiền mua cổ phiếu quỹ, lãnh đạo CII cho biết khác với hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, doanh thu các mảng kinh doanh cốt lõi của CII chưa bị ảnh hưởng đáng kể ở cả ba mảng cầu đường, hạ tầng nước và bất động sản. Ngoài việc nước là sản phẩm không thể thay thế trong tiêu dùng hàng ngày, các dự án bất động sản hiện nay của CII đã hoàn tất công tác bán hàng; và đang trong giai đoạn hoàn thiện pháp lý và/hoặc thi công xây dựng. Mảng cầu đường từ đầu năm đến giữa tháng 5 ghi nhận sụt giảm không đáng kể đối với doanh thu thu phí lũy kế. Việc tiến độ xử lý các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án đang đầu tư bị ảnh hưởng và chậm hơn so với CII dự kiến. Cùng đó, tiến độ triển khai xây dựng cũng bị ảnh hưởng do thiếu lực lượng lao động tại công trường, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ đưa dự án mở rộng xa lộ Hà Nội vào thu phí và thu tiền từ khách hàng của các dự án bất động sản. Lãnh đạo công ty cho rằng những ảnh hưởng này là không đáng kể đến hiệu quả hoạt động của CII. Trong khi đó, giá trị cố phiếu CII hiện tại đang bị định giá thấp mà không dựa trên hoạt động kinh doanh của công ty. CII đã tổ chức một cuộc họp hồi cuối tháng 3. Tuy nhiên, do lệnh giãn cách xã hội khiến không nhiều cổ đông đến tham dự, CII chỉ trình hai nội dung. Trong một báo cáo về kế hoạch dòng tiền gửi tới các cổ đông từ vài tháng trước, lãnh đạo công ty cho biết ba dòng tiền chi ra chính của CII gồm trả cổ tức, chi trả nợ gốc và lãi vay và đầu tư dự án. Nhờ kết quả tăng trưởng năm 2019, CII bất ngờ trình phương án chi trả cổ tức tới 36%, bao gồm 18% bằng tiền mặt và 18% bằng cổ phiếu. Để cân đối với dòng tiền chi ra 8.100 tỷ đồng, công ty dự kiến thu vào 8.140 tỷ đồng, chủ yếu đến từ phát hành trái phiếu và nợ vay, thu hồi vốn gốc đầu tư và lợi nhuận cùng cổ tức được nhận từ các công ty con, công ty liên kết... |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.