'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Thời gian gần đây, trên không ít trang web buôn bán bất động sản, nhiều căn nhà cổ trong phố cổ Hội An được giao bán công khai. Giá của một căn nhà cổ từ 15 tỷ đồng trở lên và tùy theo vị trí địa lý.
Ghi nhận của VietnamFinance, tại một số tuyến tại phố cổ Hội An (Quảng Nam), nhiều căn nhà cổ tại khu vực này được rao bán công khai và kèm theo đó số điện thoại liên hệ của người bán.
Tại đường Bạch Đằng, một căn nhà diện tích 102m2 đang được rao bán với mức giá 60 tỷ đồng. Một căn nhà trên đường Trần Phú có diện tích 95m2 đang được rao bán với mức giá 40 tỷ đồng, tương đương 420 triệu đồng/m2.
Trao đổi với chủ của một ngôi nhà khác trên đường Trần Phú với diện tích 106m2, vị này cho biết đang rao bán với giá trên 36 tỷ đồng. Nguyên nhân phải bán căn nhà này là do đang xoay sở việc trong gia đình.
Cũng theo vị chủ này, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, căn nhà này được cho thuê với giá trên 80 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, sau dịch, hoàng cảnh vị chủ nhân gặp một số khó khăn nên quyết treo biển bán.
Theo một môi giới bất động sản ở Hội An, phố cổ Hội An hiện nay có rất nhiều nhà ở treo biển rao bán công khai. Giá nhà cổ ở Hội An giảm so với thời điểm trước đại dịch Covid-19, thậm chí có nhà giảm 20-40%.
“Tình hình mua bán nhà cổ ở Hội An nói riêng và cả thị trường nhà đất nói chung hiện nay đều ảm đạm. Nhiều nhà treo bảng cả năm mới bán được”, người này thông tin.
Một môi giới khác tên Tâm, cho rằng tình hình mua bán nhà đất như hiện nay là do tâm lý giá lên thì ai cũng mua vì sợ giá lên nữa, còn khi giá xuống thì ít giao dịch vì ai cũng chờ giá xuống nữa mới mua. Đồng thời, tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản, khi nhiều khách hàng không còn tiền để đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hội An, cho biết phố cổ hiện nay có đến 30% ngôi nhà mà chủ là người Sài Gòn, Hà Nội. Những người này mua các căn nhà di tích không phải để ở mà cho thuê. Cũng chính vì điều này, nhiều ngôi nhà cổ bị cháy khi không có người ở trong các căn nhà. Bên cạnh đó, 40% là người gốc Hội An nhưng ra nơi khác ở, còn ngôi nhà trong phố cổ thì cho thuê lại. Như vậy, 2 dạng này đã chiếm hết 70% các ngôi nhà trong phố cổ. Với 70%, phố cổ Hội An dần bị mất đi cái hồn của nó. Đến nay, phố cổ chỉ còn hơn 30% người dân sống ở khu vực này. |
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.