'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trình bày tờ trình báo cáo về dự án Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) ngày 24/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã chỉ ra nhiều điểm mới của dự thảo Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) so với Luật giao thông đường bộ năm 2008.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã đạt được những kết quả nhất định, song trước tình hình mới, cần tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
“Việc sửa đổi, bổ sung này tương đối toàn diện, dự kiến thực hiện ở hầu hết các điều, các chương sẽ tạo nên bước đột phá trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tư lệnh ngành giao thông vận tải nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, dự thảo Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) sẽ có quy định về hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng ô tô. Trong đó, ô tô đưa đón học sinh phải đáp ứng các yêu cầu: đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, có niên hạn sử dụng không quá 15 năm, có thiết bị đèn cảnh báo và đăng ký màu sơn riêng để nhận diện.
Đồng thời, ô tô sử dụng để đưa đón học sinh tiểu học hoặc mầm non phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc phải sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi học sinh, kính xe đảm bảo có thể quan sát rõ phía trong xe từ bên ngoài.
Cũng theo ông Thể, lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 2 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách. Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng quy định cơ sở GD-ĐT khi tổ chức hoạt động đưa đón học sinh phải chịu trách nhiệm về việc đón trả học sinh của đơn vị mình đảm bảo an toàn giao thông.
Tư lệnh ngành giao thông vận tải cho hay, dự thảo Luật giao thông đường bộ (sửa đổi), vận tải hành khách công cộng sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu đối với những loại phụ tùng, linh kiện trong nước chưa sản xuất được; lệ phí trước bạ đối với phương tiện vận tải sử dụng năng lượng sạch; trợ giá cho người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng.
‘‘Đây là chính sách thu hút đầu tư vào vận tải hành khách công cộng, thông qua đó, có thể hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố lớn’’, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) gồm 6 chương, 102 điều, quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Điều 83. Hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô 1. Hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô là việc đơn vị kinh doanh vận tải hoặc cơ sở giáo dục, đào tạo sử dụng xe ô tô để đưa đón học sinh đi lại giữa nơi ở và nơi học tập hoặc tham gia các hoạt động khác do cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức. 2. Xe ô tô đưa đón học sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định, có niên hạn sử dụng không quá 15 năm, có thiết bị đèn cảnh báo và đăng ký màu sơn riêng để nhận diện; b) Xe ô tô sử dụng để đưa đón học sinh tiểu học hoặc mầm non phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc phải sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi học sinh, kính xe đảm bảo có thể quan sát rõ phía trong xe từ bên ngoài. 3. Lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 02 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách; thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 63 và Điều 66 của Luật này. 4. Cơ sở giáo dục, đào tạo tự tổ chức hoạt động vận tải đưa đón học sinh và đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động vận tải đưa đón học sinh phải đáp ứng các quy định tại Điều 62, Điều 63 và Điều 65 của Luật này. 5. Trước khi tổ chức thực hiện, cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức hoạt động đưa đón học sinh phải thông báo đến cơ quan cấp giấy phép các thông tin gồm: hành trình đưa đón, các điểm dừng đón, trả học sinh; danh sách phương tiện, danh sách lái xe kèm theo; hình ảnh của phương tiện và màu sơn đặc trưng. Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin tại khoản này, cơ sở giáo dục thực hiện thông báo bổ sung. 6. Khi đưa đón học sinh tiểu học và mầm non phải bố trí tối thiểu 01 người quản lý trên mỗi xe ô tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và đảm bảo an toàn cho học sinh trong suốt chuyến đi. Trường hợp sử dụng xe ô tô có sức chứa trên 24 chỗ để đưa đón học sinh mầm non, phải bố trí tối thiểu 02 người quản lý trên mỗi xe ô tô. 7. Cơ sở giáo dục, đào tạo phải xây dựng, tập huấn cho cho lái xe và người quản lý học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn khi đưa đón học sinh. 8. Cơ sở giáo dục, đào tạo khi tổ chức hoạt động đưa, đón học sinh chịu trách nhiệm về việc đón, trả học sinh của đơn vị mình đảm bảo an toàn giao thông. (Trích dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi) |
Xem thêm: Quốc hội bàn chuyện chia giấy phép lái xe thành 11 hạng thay vì 13 hạng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.