Toàn cảnh khu phức hợp 26 tầng của Daewoo E&C tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.
Chủ tịch Hoa Sen Group Lê Phước Vũ đã tuyên bố như vậy tại đại hội cổ đông bất thường của tập đoàn này vào hồi tháng 9/2016, khi dẫn ra ví dụ về một doanh nghiệp lớn cùng ngành là Tập đoàn Hòa Phát lãi đến 2.000 tỷ đồng/quý trong đó lãi từ thép chiếm 80%.
Ngay trong thời điểm được cho là “nhạy cảm” sau sự cố Formosa Hà Tĩnh, tuyên bố của ông Vũ đã gây nhiều tranh cãi. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra với Cà Ná xung quanh vấn đề quy hoạch, môi trường, trách nhiệm giám sát và tính minh bạch của dự án, chưa kể thị trường thép thế giới khi đó cũng đang lao đao vì hàng triệu tấn thép dư thừa.
Mặc dù vậy, ông Lê Phước Vũ vẫn tự tin công bố kế hoạch triển khai dự án thép Cà Ná.
Theo kế hoạch, tổ hợp dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận có vốn đầu tư 10,6 tỷ USD, công suất 6 triệu tấn/năm. Tầm nhìn quy hoạch từ năm 2017 - 2031, công suất thiết kế đạt 16 triệu tấn/năm.
Ông Lê Phước Vũ cho biết trước khi chọn Cà Ná - Ninh Thuận để đầu tư, Hoa Sen đã tính đến một số phương án ở Đông Hồi tỉnh Nghệ An và Dung Quất - Quảng Ngãi nhưng những nơi này không có cảng nước sâu đủ lớn.
Ông Vũ cho rằng Cà Ná là một trong những nơi làm thép tốt nhất thế giới vì nằm gần TP. HCM, ít nguy cơ bị bão, có cảng biển nước sâu cho tàu 200.000 - 300.000 tấn cập cảng giúp tiết kiệm cho phí vận tải khoảng 300 triệu USD cho 16 triệu tấn thép/năm.
Chủ tịch Hoa Sen cũng nói thêm rằng: “Sự kiện Formosa xảy ra làm ai cũng sợ và ví đây là dự án thứ hai của Formosa. Với dự án của Hoa Sen, chúng ta đi theo một hướng khác và đặt yếu tố bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Hoa Sen là người đi sau nên học được những kinh nghiệm nhiều từ các dự án trước, mặc dù được áp dụng công nghệ tối tân nhất nhưng cũng phải tính toán đến trường hợp xấu nhất, không phải một năm mà cả 100 năm tới”.
Sự cố của Formosa là do sử dụng công nghệ luyện cốc thu hồi hóa chất. Ông Vũ cũng cam kết với cổ đông rằng trong các giai đoạn đầu tiên sẽ không thực hiện luyện cốc mà vẫn nhập cốc, trừ khi các công đoạn khác hoạt động ổn định, bảo đảm an toàn tuyệt đối thì mới đầu tư cho luyện cốc bằng công nghệ tối tân nhất.
“Hoa Sen sẽ sử dụng công nghệ luyện cốc nhưng không thu hồi hóa chất mà thu hồi nhiệt để làm phát điện thì chắc chắn không xảy ra như Formosa”, ông Vũ nói.
Về nguồn vốn đầu tư dự án, ông Lê Phước Vũ cho biết VietinBank đã cam kết đầu tư 500 triệu USD cho dự án nên Hoa Sen không có ý định phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu để thu hút vốn. Theo ông, trong vòng 10 năm tới, dự kiến vốn điều lệ của Hoa Sen sẽ tăng lên 10.000 tỷ đồng.
Lãnh đạo Hoa Sen cũng cho biết dự án Cà Ná đã được Bộ Công Thương đưa vào dự thảo quy hoạch ngành thép đến năm 2025, tầm nhìn 2035 và được “Thủ tướng Chính phủ thị sát và có chỉ đạo chấp thuận về mặt chủ trương đầu tư”.
Để chuẩn bị cho việc phát triển dự án, HĐQT Tập đoàn Hoa Sen đã thông qua quyết định thành lập 5 doanh nghiệp mới trực thuộc tổ hợp dự án Cà Ná, trực tiếp tham gia việc triển khai, thực hiện đầu tư của tập đoàn tại đây với hình thức là công ty TNHH MTV do Hoa Sen nắm giữ 100% vốn. Tổng vốn điều lệ của 5 doanh nghiệp này là 250 tỷ đồng.
5 doanh nghiệp này gồm Công ty TNHH MTV Đầu tư Khu liên hợp luyện cá thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận (HSIC) có vốn điều lệ 100 tỷ đồng do ông Lê Phước Vũ làm chủ tịch;
4 công ty còn lại do ông Trần Ngọc Du (tổng giám đốc Hoa Sen) là chủ tịch HĐQT gồm: Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận (HSIP); Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận (HSRE); Công ty TNHH MTV Xi măng Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận; Công ty TNHH MTV Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận.
Tuy nhiên, đến giữa tháng 4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho tạm dừng triển khai dự án thép Cà Ná của Hoa Sen với lý do để làm rõ một số vấn đề bất cập liên quan tới môi trường, công nghệ, thiết bị dự án này…
Đến ngày 16/1/2018, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 - 2018, ông Vũ cho biết hiện công ty đang triển khai xúc tiến, hoàn thiện, chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký đầu tư dự án, đồng thời tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn có uy tín để lựa chọn giải pháp công nghệ và máy móc thiết bị phù hợp cho việc triển khai dự án.
“Cà Ná là dự án lớn, cơ quan nhà nước cấp phép khi nào thì ta làm khi đó”, ông Vũ nhấn mạnh.
Tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra đầu năm 2019, ông Lê Phước Vũ tiếp tục trả lời cổ đông về siêu dự án thép Cà Ná.
Nói về dự án Cà Ná, ông Vũ cho hay dự án dừng cũng tốt, vì nếu giờ làm Cà Ná thì bản thân phải đứng công trình... còn không làm thì ông có thời gian sống trên núi, an vui với tâm an trí sáng. Tuy nhiên, ông Vũ khẳng định dù sống trên núi vẫn nắm tình hình tập đoàn.
“Khi nào Cà Ná được cấp phép, tôi xuất chiêu quý vị coi”, ông Lê Phước Vũ khẳng định thêm.
Sau nhiều năm dự án thép Cà Ná bị tạm dừng, vào ngày 27/7/2020, Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ có thông báo thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH MTV Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận và Công ty Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận.
Hai doanh nghiệp này là chủ đầu tư của 2 dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná và đầu tư khu công nghiệp Cà Ná.
Giá trị chuyển nhượng không thấp hơn chi phí thực tế mà Hoa Sen đã góp vốn vào 2 dự án trên tính đến thời điểm thực hiện giao dịch.
Ngoài việc bán lại toàn bộ cổ phần, Tập đoàn Hoa Sen cũng giải thể 4 công ty con được thành lập để triển khai dự án thép Cà Ná gồm: Công ty TNHH MTV Đầu tư Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận; Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận; Công ty TNHH MTV Xi măng Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận và Công ty Cổ phần Hoa Sen Quy Nhơn.
Tập đoàn Hoa Sen cho biết lý do quyết định rút khỏi dự án: “Trong bối cảnh hiện nay, sự chuyển biến của tình hình khách quan không còn phù hợp với mục tiêu chiến lược ban đầu khi tập đoàn xúc tiến đầu tư”.
Về nội tại, Hoa Sen điều chỉnh chiến lược phát triển trung, dài hạn trong hoạt dộng sản xuất, kinh doanh và đầu tư theo hướng tập trung nguồn lực cho mảng sản xuất kinh doanh sở trường là tôn - thép - nhựa; đảm bảo doanh thu, lợi nhuận hàng năm ổn định; cải thiện các chỉ số tài chính; kéo giảm dư nợ về mức 3.000-4.000 tỷ đồng trong những năm tới; tập trung hoàn thiện hệ thống quản trị, công nghệ thông tin và ERP; khai thác lợi thế của hệ thống phân phối bán lẻ.
Như vậy, Tập đoàn Hoa Sen chính thức từ bỏ siêu dự án thép Cà Ná sau gần 4 năm từ khi thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 9/2016.
Đáng chú ý, cũng trong tháng 7 này, ông Lê Phước Vũ đã làm lễ quy y tại chùa Viên Minh sau nhiều năm tìm hiểu về Phật giáo.
Được biết, ông Vũ mới chỉ làm nghi thức xuất gia tượng trưng và phải 8 năm sau mới chính thức xuất gia sau khi đã giải quyết ổn thoả công việc.
Trao đổi với báo chí, đại diện Tập đoàn Hoa Sen cũng khẳng định ông Vũ vẫn có vai trò rất quan trọng tại công ty và sẽ xuất hiện trong phiên họp bất thường vào đầu tháng 8 để trả lời chất vấn của cổ đông về kế hoạch phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược.
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.