Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2022, các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính hàng đầu thế giới đều có chung nhận định nền kinh tế toàn cầu đang trên đà rơi vào suy thoái do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng đa tầng đang diễn ra, nhu cầu suy yếu đáng kể.
Chỉ số PMI sản xuất toàn cầu giảm từ 50,3 vào tháng 8/2022 xuống 49,8 vào tháng 9/2022 (JP Morgan), đây là lần đầu tiên chỉ số này giảm xuống dưới ngưỡng trung bình (50) kể từ tháng 6/2020.
Lãi suất liên tục tăng, chi phí tăng, tài chính thắt chặt. Nhiều yếu tố rủi ro tiếp tục tác động tới triển vọng kinh tế thế giới như: cuộc xung đột ở Ukraine làm tăng giá năng lượng, lạm phát vẫn ở mức cao, điều kiện tài chính thắt chặt hơn, suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác, nền kinh tế thế giới phân chia thành nhiều nhóm khác nhau…
Trong nước, tình hình vĩ mô, tăng trưởng kinh tế khả quan hơn, tuy nhiên cũng đối mặt với rất nhiều rủi ro do tác động từ nền kinh tế toàn cầu, nhập khẩu lạm phát, biến động tỷ giá, thị trường bị thu hẹp, cú sốc giá cả hàng hóa thế giới, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, sự thiếu hụt lao động, chậm giải ngân đầu tư công và các khoản chi xã hội so với kế hoạch, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Cùng với đó, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Petrovietnam như: giá năng lượng diễn biến khó lường, tình hình tài chính nhiều rủi ro, huy động khí cho sản xuất điện vẫn ở mức thấp so với kế hoạch, thị trường xăng dầu trong nước diễn biến phức tạp…
Trong bối cảnh đầy biến động đó, để đạt được những nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2022 đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước giao, Petrovietnam đã chủ động bám sát biến động kinh tế vĩ mô, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, diễn biến thị trường, đưa ra mục tiêu, giải pháp phù hợp cho từng lĩnh vực.
Đặc biệt, công tác quản trị biến động được thực hiện tốt từ công ty mẹ - tập đoàn đến các đơn vị thành viên/ban quản lý dự án, hiệu quả liên kết chuỗi trong toàn tập đoàn được phát huy đã giúp Petrovietnam quản trị tốt biến động, duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với việc đảm bảo duy trì nhịp độ khai thác, đặc biệt là ở các mỏ khai thác chủ lực; công tác quản trị sản lượng, các giải pháp kỹ thuật được áp dụng liên tục, đồng bộ và kịp thời, Petrovietnam khai thác dầu thô trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,15 triệu tấn, vượt 23% kế hoạch 9 tháng và bằng 93% kế hoạch năm 2022; bằng mức thực hiện cùng kỳ năm 2021. Sản xuất đạm 9 tháng, vượt 9% kế hoạch 9 tháng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Sản xuất xăng dầu (không gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn) 9 tháng đạt 5,16 triệu tấn, vượt 9% kế hoạch 9 tháng và tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021. Sản xuất khí, điện và các sản phẩm khác đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.
Cùng với nỗ lực trong sản xuất, các chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam hoàn thành vượt mức cao so với kế hoạch. Tổng doanh thu toàn tập đoàn 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 698,3 nghìn tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch cả năm và tăng 56% so với cùng kỳ 2021. Nộp ngân sách toàn Tập đoàn ước đạt 102,9 nghìn tỷ đồng, vượt 59% KH năm 2022 và tăng 51% so với cùng kỳ 2021, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách cả nước. Đến hết 9 tháng đầu năm, Petrovietnam đã hoàn thành vượt mức, về đích trước 4 chỉ tiêu: doanh thu toàn tập đoàn, doanh thu hợp nhất, lợi nhuận trước thuế hợp nhất và nộp NSNN.
Theo Petrovietnam, những kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm 2022 đã góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của tập đoàn này qua từng năm, như năm 2020, 2021 đã được Brand Finance (công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới) định giá tăng hơn gấp đôi so với năm 2019; đến năm 2022, giá trị thương hiệu Petrovietnam đã đạt 1,3 tỷ USD tăng gần gấp rưỡi năm 2021, duy trì vị trí trong 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ số sức mạnh thương hiệu Petrovietnam đạt 70,8 và duy trì xếp hạng sức mạnh thương hiệu ở mức AA.
Song song đó, các mặt công tác khác đều được Petrovietnam triển khai đồng bộ, tích cực như: nâng cao năng lực cạnh tranh và ứng phó với tốc độ chuyển dịch năng lượng, tập trung triển khai nghiên cứu các dự án, cơ hội đầu tư là lợi thế của Petrovietnam tại các lĩnh vực chế biến, hóa dầu, hóa chất và năng lượng tái tạo; chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2021-2025 và dài hạn; triển khai các chuỗi liên kết giá trị; tập trung tháo gỡ các nút thắt đầu tư, nhất là những chuyển động tích cực của dự án nhà máy điện Sông Hậu 1 và nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 được Chính phủ ghi nhận, đánh giá là một trong những điểm sáng của nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2022.
Đặc biệt, trong suốt quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Dầu khí, tập đoàn và các đơn vị thành viên liên quan đã tham gia một cách chủ động, tích cực. Công tác chuyển đổi số, ERP; truyền thông kết hợp với văn hóa doanh nghiệp và công tác an sinh xã hội được triển khai rộng khắp với nhiều hoạt động ý nghĩa, tổng giá trị thực hiện an sinh xã hội trong 9 tháng đầu năm đạt khoảng 160 tỷ đồng; hợp tác quốc tế được tập trung triển khai mạnh mẽ sau thời gian dài bị gián đoạn bởi đại dịch.
Phát biểu chỉ đạo, ông Hoàng Quốc Vượng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam cho biết lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao đối với những kết quả đạt được của tập đoàn trong 9 tháng đầu năm với vai trò đóng góp quan trọng cho nền kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Nhận định những tháng còn lại của năm 2022 sẽ còn nhiều biến động, khó khăn khó lường, đồng chí Hoàng Quốc Vượng đề nghị toàn tập đoàn bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm, cũng như chuyển động cho các dự án đang gặp vướng mắc về cơ chế; khẩn trương hoàn thành việc xây dựng kế hoạch năm 2023.
Kết luận buổi làm việc, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh cần tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp để đảm bảo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn an toàn, ổn định, hiệu quả trong bối cảnh nhiều biến động.
Cụ thể là đánh giá, dự báo biến động tình hình vĩ mô, thị trường để có giải pháp cụ thể trong điều hành 3 tháng còn lại của năm 2022 cũng như đầu năm 2023; đánh giá tác động thị trường vốn, thị trường tài chính trong nước thời gian qua và thời gian tới nhằm quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của tập đoàn; rà soát quy định của pháp luật liên quan đến điều chỉnh chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, quản trị tốt danh mục đầu tư.
Tổng giám đốc Petrovietnam cũng chỉ đạo một số nội dung cụ thể như: tiếp tục duy trì giao ban khối sản xuất kinh doanh trong tập đoàn để kịp thời giải quyết khó khăn ở từng lĩnh vực, nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể; triển khai đồng bộ và tiếp tục phát huy hiệu quả các chuỗi giá trị trong tập đoàn; bám sát tiến độ triển khai đề án chuyển đổi số trong toàn tập đoàn; quản trị danh mục đầu tư, đưa ra cách thức, mô hình quản trị danh mục theo nhóm nhằm phát huy hiệu quả; chuẩn bị kế hoạch 2023, trong đó có việc xây dựng kế hoạch của từng đơn vị cũng như kế hoạch và mục tiêu nhiệm vụ cho từng khối, lĩnh vực hoạt động; rà soát việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch, các dự án trọng điểm;…
Trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm mạnh trong quý III/2022, điều hành giá trong nước không theo kịp diễn biến thị trường thế giới khiến nhiều dầu mối, cửa hàng kinh doanh xăng dầu thua lỗ nặng, nhiều đầu mối tư nhân hạn chế bán hàng, áp lực đè lên các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhà nước, là một trong những đầu mối lớn, PVOIL đã nỗ lực chủ động nguồn hàng, triển khai nhập khẩu bù đắp phần thiếu hụt, đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng cho hệ thống, góp phần ổn định thị trường xăng dầu trong nước. Ông Cao Hoài Dương - Chủ tịch HĐQT PVOIL cho biết, trong những ngày qua tình hình thị trường bán lẻ xăng dầu rất căng thẳng, đặc biệt là ở khu vực TP. HCM, miền Tây Nam Bộ, nơi tập trung nhiều tư nhân tham gia hệ thống bán lẻ xăng dầu. Thời gian qua để hạn chế lỗ, nhiều cửa hàng xăng dầu tư nhân hạn chế bán ra, đóng cửa hàng, khách hàng đổ xô về các cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có PVOIL. Trong 2 ngày 8 – 9/10, sản lượng bán lẻ xăng của hệ thống PVOIL tăng 60% và dầu tăng 25% so với ngày bình thường. PVOIL đã chỉ đạo toàn hệ thống cửa hàng xăng dầu nỗ lực đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, tuyệt đối không xảy ra tình trạng găm hàng trong hệ thống của PVOIL. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.