'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc (sau đây gọi là bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc) được thành lập ngày 6/11/2007 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần bê tông Vĩnh Phúc. Doanh nghiệp này có trụ sở và nhà máy tại khu Đồng Mố, xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Người đại diện pháp luật của bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc là ông Bùi Anh Quân. Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc của công ty là ông Bùi Xuân Trung. Ông Trung cũng đồng thời là chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây dựng Bảo Quân, có địa chỉ đăng ký tại Hà Nội, với quy mô doanh thu gần 400 tỷ đồng mỗi năm (sẽ được đề cập ở phần tiếp).
Bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc có hoạt động chính là cung cấp bê tông thương phẩm và các sản phẩm cấu kiện bê tông cho các công trình hạ tầng kỹ thuật và dân dụng. Ngoài ra, công ty có dây chuyền sản xuất không nung, công suất gần 20 triệu viên/năm.
Doanh nghiệp của ông Bùi Xuân Trung từng tham gia thực hiện các dự án lớn tiêu biểu như dự án đường quốc lộ 2C, đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh, hạ tầng và đường giao thông khu công nghiệp Bá Thiện (Bình Xuyên), khách sạn Vinpearl Phú Quốc, Vincom Center Hạ Long, nhà máy sản xuất gạch ốp lát Vitto, khu đô thị Nam An Khánh (Hà Nội)...
Tháng 6/2020, bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc bị xử phạt vi phạm hành chính 440 triệu đồng đối do chuyển hơn 25.590m2 đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn và hơn 14.656m2 đất phi nông nghiệp không phải đất ở (đất mặt nước chuyên dùng) mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Doanh nghiệp này cũng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng gần 25.560m2 đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên thời điểm đó, do thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đã hết nên bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được với số tiền hơn 557,9 triệu đồng.
Cũng trong năm 2020, nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm của bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc bị Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện là không có giấy phép xây dựng.
Dữ liệu của VietnamFinance có được cho thấy tổng tài sản của bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc trong 3 năm gần đây liên tục thay đổi. Cụ thể, từ mức 397,5 tỷ đồng vào năm 2019, tài sản của doanh nghiệp tăng lên 404,7 tỷ đồng vào năm 2020, rồi lại giảm xuống còn 394 tỷ đồng vào năm 2021.
Chiếm phần lớn tổng tài sản của bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc là tài sản ngắn hạn. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ mức 44 tỷ đồng lên hơn 77 tỷ đồng trong 3 năm qua.
Hàng tồn kho của bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2019 – 2021 cũng luôn ở mức cao. Cụ thể, năm 2019, hàng tồn kho của doanh nghiệp này là 183,5 tỷ đồng (chiếm 46% tổng tài sản); năm 2020, hàng tồn kho là 177,6 tỷ đồng (chiếm 44%) và năm ngoái, hàng tồn kho của doanh nghiệp đã lên tới 195 tỷ đồng (chiếm gần 50% tổng tài sản).
Các khoản phải chi trả trước ngắn hạn của bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc cũng liên tục gia tăng trong 3 năm qua, từ mức 3,4 tỷ đồng lên 6,5 tỷ đồng.
Như nhiều đơn vị xây dựng khác, bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc cũng sử dụng đòn bẩy tài chính. Thế nhưng, mức độ sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp này là khá cao, gây sức ép lên khả năng thanh toán, tồn tại rủi ro tài chính đáng chú ý.
Cụ thể, giai đoạn 2019 - 2021, trong điều kiện vốn chủ sở hữu liên tục sụt giảm, từ 81,5 tỷ đồng xuống còn 66,2 tỷ đồng thì nợ phải trả của bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc lại không ngừng gia tăng.
Bảng cân đối kế toán thể hiện nợ phải trả của doanh nghiệp này năm 2019 là 315 tỷ đồng (chiếm gần 80% nguồn vốn); năm 2020, con số này là 327,4 tỷ đồng (chiếm 81% nguồn vốn). Tính đến tháng 12 năm ngoái, nợ phải trả của doanh nghiệp này là 327,8 tỷ đồng (chiếm 83% nguồn vốn).
Thời điểm cuối năm 2021, bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc ghi nhận gần 150 tỷ đồng nợ ngắn hạn và gần 179 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Năm trước đó (2020), nợ vay dài hạn của doanh nghiệp còn lên tới hơn 192 tỷ đồng.
Cũng theo dữ liệu của VietnamFinance, tình hình kinh doanh của bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2019 – 2021 rất bết bát. Điều này thể hiện khi doanh thu tăng trưởng khá đều đặn ở mức hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng lợi nhuận lại có xu hướng sụt giảm bất thường, thậm chí thua lỗ ngày một trầm trọng hơn.
Cụ thể, năm 2019, doanh thu thuần của bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc ghi nhận ở mức 146,6 tỷ đồng. Đến năm 2020, doanh thu giảm nhẹ xuống còn 133 tỷ đồng, rồi bật tăng mạnh lên mức gần 178 tỷ đồng vào năm 2021.
Doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, nhưng giá vốn bán hàng luôn neo ở mức cao (lần lượt từ 133,6 tỷ; 121 tỷ và 174 tỷ) khiến lợi nhuận gộp của bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc chẳng còn lại là bao, lần lượt là 13 tỷ (2019), 12 tỷ (2020) và gần 4 tỷ (2021).
Khoản lợi nhuận gộp mỏng manh không giúp bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc bù đắp được các khoản chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay (hơn 11 tỷ đồng mỗi năm), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Hệ quả là doanh nghiệp chỉ báo lãi vào năm 2019 với khoản lãi "mỏng dính" gần 180 triệu đồng. Còn 2 năm tiếp theo, doanh nghiệp lần lượt báo lỗ 2,6 tỷ đồng (2020) và 10,6 tỷ đồng (2021).
Cũng theo dữ liệu mà VietnamFinance có được, trong giai đoạn 2019 – 2021, bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc đã thế chấp hàng loạt tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Vĩnh Phúc.
Cụ thể, vào tháng 1/2019, bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc đã thế chấp cần trục bánh lốp nhãn hiệu Zoomlion. Đến tháng 4/2019, doanh nghiệp này tiếp tục thế chấp 2 ô tô tải, 2 đầu kéo, 1 rơ móc và 2 xe nâng hàng. Tháng 9/2019, doanh nghiệp thế chấp thêm 1 xe ô tô bơm bê tông.
Sang năm 2020, bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc tiếp tục thế chấp hàng loạt tài sản bảo đảm như khung nhà xưởng, hệ thống dây truyền dầm sản… cùng hàng loạt thiết bị khác.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.