Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết ngành Thông tin và Truyền thông, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh ngành công nghệ thông tin, viễn thông đang đứng trước thời cơ và cũng là sự thôi thúc lịch sử, phải kế thừa và phát huy truyền thống tiên phong đổi mới của ngành bưu điện trước đây.
Theo Phó thủ tướng, năm 2020 hết sức đặc biệt ở hai chữ “khó khăn”, có những khó khăn lường trước được và cả không lường trước được như quy mô, sự tàn phá của dịch bệnh Covid-19 đối với cả thế giới. Trong bối cảnh đấy, năm 2020 Việt Nam có những bước tiến rất đặc biệt, như đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ với địa phương (ngày 28/12/2020): Năm 2020 vẫn được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả, thành tích đặc biệt.
Điều đó thể hiện trong năm 2020 Việt Nam là một trong số ít những nước đạt tăng trưởng dương (2,91%), các cân đối vĩ mô của nền kinh tế được đảm bảo, và hơn lúc nào hết trong đại dịch, thiên tai bão lũ, tinh thần tương thân tương ái lại được khơi dậy.
Trong sự thành công đó, Phó thủ tướng đánh giá cao sự đóng góp của ngành Thông tin và Truyền thông. Cụ thể, ngay từ những ngày đầu xuất hiện thông tin về dịch bệnh Covid-19, Bộ Thông tin và Truyền thông, các tập đoàn, công ty công nghệ thông tin lớn đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin từ hệ thống kết nối các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 đến thực hiện khai báo y tế điện tử, truy vết, theo dấu các ca nhiễm…
"Những điều đó đã tiếp thêm sức mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy chính phủ điện tử ở Việt Nam, điển hình như cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giáo dục trực tuyến, làm việc trực tuyến…", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Nếu như thời điểm 2 năm trước, Việt Nam đã từng rất căng thẳng về tin xấu độc và sự lấn lượt của các công ty nước ngoài trên thị trường Internet Việt Nam, khi đó an toàn an ninh mạng của Việt Nam đứng thứ 100, thậm chí có những mảng đứng bét thế giới, thì đến thời điểm này, theo Phó thủ tướng, chúng ta đã cơ bản khống chế được những thông tin xấu độc và một loạt các nền tảng ứng dụng của Việt Nam ra đời.
Đối với ngành bưu chính, Phó thủ tướng nhận định, suốt quá trình đổi mới, ngành bưu điện, bưu chính được giao trách nhiệm quan trọng, như một dấu ấn tiên phong đổi mới. Thế giới bước vào giai đoạn chuyển đổi số, ngành bưu chính đã đi đầu và làm được những việc dường như không thể làm được.
Theo Phó thủ tướng, nếu không thay đổi, đổi mới mạnh mẽ hơn, chúng ta sẽ không tận dụng được cơ hội, bị tụt hậu. Nhưng nếu khơi dậy được sự sáng tạo, quyết tâm, khát vọng, cách làm thì chúng ta có thể làm được. Vì lẽ đó, những doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông phải tiên phong chuyển đổi số.
"Những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu phải là nơi tiên phong thực hiện chuyển đổi số. 30 năm trước, chúng ta cùng nhau giải quyết câu chuyện alo, giải quyết vấn đề liên lạc điện thoại. Còn hiện nay, chúng ta phải cùng nhau giải quyết câu chuyện dữ liệu, chuyển đổi số", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Lãnh đạo Chính phủ cho biết 2G chúng ta đi nhanh so với thế giới, 3G đi vào top trung bình, 4G đi chậm, 5G vươn lên đi nhanh. Do đó, nếu đi nhanh được 5G thì thời cơ lại quay về tay chúng ta. Bởi 5G không chỉ đơn thuần là tốc độ, nó sẽ thay đổi toàn bộ. Đây là thời cơ để bứt phá, là thời cơ mà mơ ước về phát triển một nền công nghiệp thông tin được khẳng định.
Biểu dương những kết quả của việc phát động chiến dịch "Make in Viet Nam" nhưng Phó Thủ tướng khẳng định chúng ta còn cần phải làm nhiều hơn nữa. Chúng ta có thị trường trăm triệu dân, đủ sức để ươm mầm ngay tại thị trường trong nước. Phó thủ tướng kỳ vọng 5 năm nữa, trên bản đồ các nhà sản xuất viễn thông lớn nhất trên thế giới có Việt Nam.
Phó Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông tham gia vào các chương trình của Bộ Thông tin và Truyền thông khởi xướng, tạo ra những nền tảng mở để các doanh nghiệp khác cùng phát triển các ứng dụng dựa trên các nhu cầu thực tiễn của người dân, với lợi thế số đông để đi nhanh hơn, có những bước nhảy vọt mạnh mẽ về công nghệ thông tin, viễn thông.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.