'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo lãnh đạo PV Power, dự án thủy điện Luông Pha Băng có công suất dự kiến ban đầu 1.200MW. PW Power sẽ tham gia góp vốn nhiều nhất với 38%, một đối tác nước ngoài đóng góp 37% và Chính phủ Lào góp 25%. Tổng mức đầu tư có thể ở mức 4-5 tỷ USD. Hiện, PV Power đang đợi quy hoạch chi tiết của dự án.
Ông Lê Như Linh, Tổng giám đốc PV Power cho biết: “Theo tư vấn nước ngoài, dự án sẽ triển khai trong vòng 6 năm. Đây sẽ là dự án tốt về cả uy tín và đóng góp cho kết quả của doanh nghiệp”.
Mặt khác, trong năm nay, PV Power sẽ trùng tu Nhà máy Thủy điện Hủa Na; tiểu tu các Nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1&2, Đakđrinh, Nậm Cắt. Công ty cũng sẽ đẩy mạnh tiến độ Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4.
Liên quan đến vấn đề thiếu than và chất lượng than ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy Vũng Áng nói riêng và công ty nói chung, ông Lê Như Linh, Tổng giám đốc PV Power, cho biết thời gian tới sẽ xin tháo gỡ khó khăn và bù đắp thiếu hụt than trong nước bằng việc nhập khẩu.
Theo ông Linh, chất lượng than cung ứng hiện tại và nhập khẩu có thể khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phát điện của các nhà máy. Tuy nhiên, chất lượng nằm trong kiểm soát.
Trong quá trình đợi nhập khẩu than, công ty đã lường trước khả năng thiếu than và chuẩn bị cho nhu cầu của các nhà máy phát điện.
Năm nay, nhà máy Vũng Áng được giao sản lượng điện định mức (Qc) 17kWh, tuy nhiên kết quả thực tế phụ thuộc vào nguồn than. Ước tính lợi nhuận có thể mang về 300 tỷ đồng.
Với câu hỏi của cổ đông về khoản chênh lệch tỷ giá mà EVN sẽ thanh toán cho PV Power, ông Linh chia sẻ hiện nay hai bên vẫn chưa có thống nhất.
“Đâu đó mỗi tháng mức chênh này khoảng 55 tỷ đồng và số liệu tổng hợp cả năm khoảng 800 tỷ đồng. Công ty yêu cầu EVN trả tiền tại ngày chốt tỷ giá tuy nhiên như vậy lại thiệt cho phía EVN. Do đó, 2 bên đang tìm cách giải quyết vướng mắc về mặt cơ chế. Năm 2019, công ty hy vọng có thể dứt điểm để tập trung cho hoạt động kinh doanh", ông Linh cho hay.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính, năm 2019, công ty cũng tiếp tục tái cấu trúc công ty mẹ và các đơn vị thành viên, thoái vốn theo phương án được duyệt, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu PV Power, làm tốt quan hệ với các nhà đầu tư, phấn đấu đưa cổ phiếu POW vào rổ VN30.
Theo ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch HĐQT PV Power, hiện nay cổ phiếu POW đủ tiêu chuẩn vào rổ VN30 khi đứng thứ 21 về vốn hóa và thứ 17 về giá trị giao dịch. Tuy nhiên, quá trình này cần thêm thời gian.
Tại đại hội, PV Power cũng trình đại hội việc miễn nhiệm ông Vũ Huy An, Thành viên HĐQT, là người đại diện vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/2. PVN cũng có văn bản đề cử người thay thế.
PV Power nâng số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023 từ 5 lên 7 thành viên, gồm 1 Chủ tịch HĐQT hoạt động chuyên trách, 1 thành viên HĐQT là Tổng giám đốc, 5 thành viên HĐQT (trong đó có 2 thành viên HĐQT độc lập). Ngoài ra, số lượng thành viên Ban kiểm soát dự kiến nâng từ 3 lên 4 người.
Bà Vũ Thị Thu Nga và Nguyễn Hoàng Yến là 2 nhân sự mới được bầu vào HĐQT. Cá nhân được bầu vào Ban Kiểm soát là bà Hà Thị Minh Nguyệt.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.