PVPower, Handico, Hancorp, Resco... bị Kiểm toán Nhà nước 'bêu tên' vì loạt vấn đề tài chính
Nghi Xuân -
19/07/2021 15:55 (GMT+7)
(VNF) - Qua công tác kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán Nhà nước cho biết việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp được kiểm toán còn một số hạn chế, tồn tại.
PVPower được xác định quản lý dòng tiền chưa hiệu quả.
Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành báo cáo kết quả kiểm toán năm 2020, trong đó nêu rõ việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp được kiểm toán còn một số hạn chế, tồn tại.
Nhiều dự án chậm tiến độ
Cụ thể, phần lớn các đơn vị còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách nhà nước nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tài sản, nguồn vốn (tổng tài sản, nguồn vốn tăng 629,2 tỷ đồng, giảm 65,78 tỷ đồng); doanh thu, chi phí (tổng doanh thu, thu nhập tăng 484,87 tỷ đồng, giảm 209,22 tỷ đồng; tổng chi phí tăng 49,35 tỷ đồng, giảm 818,56 tỷ đồng) và kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 1.031,36 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị chưa ban hành quy chế quản lý tiền như PVPower (Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na, Công ty Cổ phần Máy - Thiết bị Dầu khí); PVTrans (Công ty Cổ phần Vận tải sản phẩm khí quốc tế); Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng thuộc EVNCPC và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khảo sát và Công trình ngầm PTSC thuộc PTSC.
Nhiều doanh nghiệp cũng quản lý dòng tiền chưa hiệu quả như Công ty Cổ phần Vận tải Nhật Việt thuộc PVTrans còn khoản tiền gửi 4 tỷ đồng có kỳ hạn được thế chấp tại ngân hàng để mua tàu nhưng không thể giao dịch, có thể xảy ra tranh chấp bất lợi; Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam thuộc PVPower còn xảy ra tồn quỹ tiền mặt vượt mức quy định tại quy chế quản lý và sử dụng vốn bằng tiền...
Nhiều doanh nghiệp cũng quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi như PVPower 1.480,09 tỷ đồng; Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco) 306,43 tỷ đồng; Sawaco 42,02 tỷ đồng; Handico 32,27 tỷ đồng; EVNCPC 15,03 tỷ đồng; Samco 12,05 tỷ đồng...
Một số doanh nghiệp cũng thực hiện bán hàng, đặt cọc cho nhà cung cấp không có bảo lãnh hoặc tài sản đảm bảo gây nợ tồn đọng kéo dài hoặc vượt giá trị bảo lãnh, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, xóa nợ... như PVPower, Hancorp, Sawaco...
Ngoài ra, một số đơn vị mua sắm vật tư chưa đúng với nhu cầu sử dụng dẫn đến lượng vật tư, hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển hoặc tồn kho lớn như PVPower (Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 là 238,26 tỷ đồng, Công ty Điện lực Dầu Khí Hà Tĩnh 229,59 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na 12,40 tỷ đồng); EVNCPC (Ban quản lý dự án lưới điện miền Trung và Ban quản lý dự án lưới điện nông thôn 175,23 tỷ đồng, công ty mẹ mua từ năm 2017 là 1,03 tỷ đồng)...
Một số doanh nghiệp còn đầu tư bất động sản đã hoàn thành công tác xây dựng nhưng chưa bán/khai thác, chậm đưa vào khai thác làm giảm hiệu quả sử dụng vốn như Công ty mẹ - Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Khu đất số 481 Bến Ba Đình, phường 9, quận 8 xây dựng hoàn thành chung cư từ năm 2010, đến nay còn 242/350 căn hộ để trống; khu đất số 339/34A Tô Hiến Thành, phường 12, quận 10 đến nay còn 119 căn hộ để trống từ năm 2013).
Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết một số dự án dừng triển khai từ nhiều năm, chậm tiến độ, chưa hiệu quả như dự án kho ngoại quan, dự trữ xăng dầu quốc gia tại Phú Quốc; dự án nhà máy gạch bê tông khí chưng áp của Hancorp; dự án 174 Hà Huy Tập, Yên Viên, Hà Nội và 51,89ha tại cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Sóc Sơn của Handico.
Đặc biệt, dự án dầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) của Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) đã quá hạn trên 16 năm nhưng đến nay chưa được UBND TP. Hà Nội gia hạn thực hiện dự án; dự án khu đô thị mới Cao Xanh - Hà Khánh B và dự án N01 - T8 của Hancorp lần lượt chậm 10 năm và 6 năm; dự án chung cư Khuông Việt của Resco chậm 2 năm...
Dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) của UDIC đã quá hạn trên 16 năm.
Hay như dự án tòa nhà trụ sở và văn phòng bán, cho thuê tại số 148 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội hoạt động cho thuê lỗ lũy kế đến 31/12/2019 là 11,97 tỷ đồng.
Đầu tư không hiệu quả, thua lỗ lớn
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nhà Sài Gòn có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao (5,88 lần); Hancorp chưa được góp đủ vốn điều lệ; Công ty mẹ - Handico có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định...
Một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, thua lỗ lớn được chỉ ra gồm: Công ty mẹ - PVPower với cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2019 đạt 0,2% tổng vốn đầu tư; Công ty mẹ - Hancorp với 8/33 đơn vị có vốn góp lỗ năm 2019 là 289,05 tỷ đồng.
Lỗ lũy kế đến 31/12/2019 đối với Công ty mẹ - PTSC đầu tư vào Công ty TNHH Khảo sát Địa vật lý PTSC CGGV là 2.121 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi 240,71 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Khách sạn Dầu khí PTSC 17,46 tỷ đồng; Công ty mẹ - Handico đầu tư vào Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển nhà số 68 lỗ 60,99 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn với 1/5 công ty con năm 2019 lỗ 38,19 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn có thể kể đến như Công ty mẹ - Tổng công Địa ốc Sài Gòn với 7 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 32,91 tỷ đồng; Công ty mẹ - Samco với 5 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 194,96 tỷ đồng;
Công ty mẹ - UDIC với 5 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 288,7 tỷ đồng, 1 công ty ngừng hoạt động, 2 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 32,1 tỷ đồng và 1 khoản đầu tư dài hạn khác dừng hoạt động; Công ty mẹ - PTSC với 1 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 790,02 tỷ đồng, 1 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 77,56 tỷ đồng và 1 công ty liên doanh, liên kết lỗ năm 2019 là 132,34 tỷ đồng;
Sawaco với 1 công ty liên doanh liên kết lỗ lũy kế 28,09 tỷ đồng; Công ty mẹ - PVPower với 3 khoản đầu tư dài hạn khác (Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Dầu khí, Công ty Cổ phần Thủy điện Sơn Trà Sông Đà, Công ty CP Năng lượng Châu Á Thái Bình Dương) mất vốn phải trích lập dự phòng 20,24 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài hiệu quả chưa đạt theo phương án phê duyệt như Công ty MVOT (tàu FSO Orkid) đạt 80%, PTSC Hải Phòng đạt 47,6%, Công ty AP đạt 25%, Công ty VOFT đạt 17%, Công ty Rồng đôi MV12 thấp hơn 13,44% so với phương án.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp chưa bảo toàn được vốn như Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật Đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà và Xây dựng Tây Hồ...
Sử dụng đất không đúng mục đích
Về quản lý sử dụng đất, Kiểm toán Nhà nước cho biết một số đơn vị còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả như Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn 6,3ha; Sawaco 1,14ha; Hancorp 0,52ha... Sử dụng không đúng mục đích có Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung 0,14 ha; PTSC: 54/120 căn phòng tại số 284 Nguyễn An Ninh, Vũng Tàu.
Kiểm toán Nhà nước cũng xác định tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phải nộp tăng thêm với Sawaco 145,58 tỷ đồng; UDIC 47,05 tỷ đồng; Samco 23,16 tỷ đồng; Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn 4,32 tỷ đồng; EVN HCM 5,09 tỷ đồng; EVNCPC 1,09 tỷ đồng...
Nhiều tập đoàn, tổng công ty, công ty chưa thoái vốn đầu tư theo kế hoạch được duyệt như UDIC (toàn bộ các đơn vị theo danh mục được phê duyệt); Handico chậm thoái vốn đầu tư tại 5 đơn vị, chưa thoái vốn tại 10 đơn vị... chậm thoái vốn khỏi lĩnh vực tài chính ngân hàng, lĩnh vực không phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính như Sawaco (Công ty Cổ phần Quảng trường Quốc tế); Handico (Công ty Tài chính Cổ phần Handico).
Với Handico, doanh nghiệp này còn vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội cùng Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 68.
(VNF) - Tại ĐHĐCĐ thường niên, lãnh đạo Tập đoàn Đạt Phương (HoSE: DPG) cho biết trong năm 2025, các dự án bất động sản của công ty có nhiều chuyển biến tích cực, vừa đóng góp quan trọng cho kế hoạch kinh doanh năm nay, vừa tạo tiền đề để đột phá trong giai đoạn kế tiếp.
(VNF) - Tây Bắc TP. HCM - từ vùng trũng của bản đồ đô thị đang vươn mình trở thành cực tăng trưởng mới nhờ lực đẩy hạ tầng, công nghiệp và sự nhập cuộc của những người mở đường. Trong đó, sự xuất hiện của Vinhomes Green City được ví như làn gió mới, tạo bước ngoặt đưa khu vực phát triển vượt bậc.
(VNF) - Theo dự báo, trong quý II/2025, thị trường đất nền ở Đà Nẵng và vùng phụ cận tiếp tục khan hiếm nguồn cung, trong khi đó phân khúc căn hộ sẽ tăng nhẹ.
(VNF) - Tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo là một thực tế tồn tại phổ biến tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn ở Việt Nam. Dù đã có quy định rõ ràng nhưng ngay tại Hà Nội, sau mỗi dự án mở rộng đường giao thông hoặc cải tạo đô thị lại xuất hiện hàng loạt nhà siêu mỏng, siêu méo.
(VNF) - Không chỉ hấp dẫn bởi vị trí đắt giá hay tầm nhìn triệu đô, chính sự chỉn chu trong quy hoạch và mật độ xây dựng đã tạo nên sức hút bền vững cho The Cosmopolitan.
(VNF) - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam vừa công bố danh sách 17 dự án nhà ở và khu đô thị trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân xây dựng nhà ở.
(VNF) - Dự án biệt thự nghỉ dưỡng Casa Del Rio Hòa Bình (Khu đô thị mới Trung Minh A) đang bước vào giai đoạn thi công, phần lớn hạ tầng của dự án đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
(VNF) - Tọa lạc dưới chân núi Long Đọi Sơn, nằm về phía Nam Thủ đô, quần thể du lịch văn hóa thuộc Sun Mega City sẽ là tọa độ nơi Sun Group gìn giữ những trang sử hào hùng hàng ngàn năm của một dân tộc đang vươn mình vào kỷ nguyên mới.
(VNF) - Khởi đầu với những tuyên bố tự tin, nhưng BV Land (UPCoM: BVL) đã kết thúc năm 2024 bằng kết quả kinh doanh khá bết bát. Năm 2025, công ty này lại đặt ra những mục tiêu kinh doanh kỷ lục, trong khi không trình cho cổ đông thấy rõ những cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu này.
(VNF) - Mặc dù trúng nhiều gói thầu xây dựng lớn có tổng giá trị trúng thầu lên tới hàng nghìn tỷ đồng, thế nhưng Tổng công ty Duyên Hải – CTCP vẫn đang đối mặt với tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN...
(VNF) - Với định hướng của Cửa Lò là trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung bộ, những sản phẩm bất động sản gần bãi biển, pháp lý đảm bảo, hiện đại và nhiều tiện ích tại đô thị biển này đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
(VNF) - UBND TP Hải Phòng mới ban hành phương án đấu giá thực hiện dự án ĐTXD Khu nhà ở tại khu vực ngõ 226 Lê Lai, P.Máy Chai, Q.Ngô Quyền rộng 13,6ha.
(VNF) - Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản gửi Sở Du lịch, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cùng UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện để lấy ý kiến về mô hình lưu trú ngắn hạn trong căn hộ chung cư trên địa bàn.
(VNF) - Trong tháng 4, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức đấu giá 361 lô đất tại các huyện Yên Khánh, Yên Mô và Gia Viễn, với giá khởi điểm dao động từ 5,7 triệu đến 13,9 triệu đồng/m².
(VNF) - Trong 5 năm qua, giá trị bất động sản thấp tầng tăng đáng kể. Giá biệt thự tăng trung bình 29% mỗi năm, liền kề tăng 22% mỗi năm. Tuy nhiên, mức tăng của nhà phố thương mại ít hơn, chỉ dao động trong khoảng 11-16% mỗi năm
(VNF) - Lần đầu tiên một siêu đô thị nghỉ dưỡng được Sun Group quy hoạch tại phía Nam Hà Nội. Sun Mega City kiến tạo điểm đến hội tụ tinh hoa văn hóa – lịch sử, giáo dục và du lịch, hứa hẹn trở thành trung tâm mới đầy năng động và phát triển bền vững.
(VNF) - Bộ đôi phân khu The Miyabi và The Komorebi tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) đang ghi nhận tốc độ giao dịch ấn tượng. Không chỉ nhờ vị trí trung tâm, hệ tiện ích chuẩn nghỉ dưỡng và chính sách bán hàng ưu việt, sức hút lớn của dự án còn đến từ tinh hoa kiến trúc Nhật Bản - điểm cộng trong mắt khách hàng tinh hoa.
(VNF) - Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh Bắc Giang đã chỉ ra nhiều thiếu sót, sai phạm tại dự án sân golf Việt Yên do Công ty cổ phần Đầu tư Golf Trường An là nhà đầu tư.
(VNF) - Theo đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà ở trên và ven kênh, rạch, dự kiến có 14.950 hộ dân sẽ phải di dời, trong đó 9.440 căn nhà trên đất liền ven rạch; 3.473 căn một phần trên rạch; 1.589 căn nằm hoàn toàn trên rạch và 448 căn hộ thuộc chung cư cũ Phạm Thế Hiển (quận 8, TP. HCM).
(VNF) - Dự án khu đô thị Cát Khánh có quy mô 1.120 căn nhà liền kề và biệt thự, vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng đang được tỉnh Bình Định đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư.
(VNF) - Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại.
(VNF) - Trong 3 dự án tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn) đã chấm dứt hoạt động, tỉnh Quảng Nam sẽ lựa chọn lại nhà đầu tư để triển khai 2 dự án.
(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) vừa ký biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina) – một trong những doanh nghiệp lớn nhất quốc gia tỷ dân.
(VNF) - UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định thu hồi đất đã giao và cho Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên thuê để thực hiện dự án khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend, tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm.
(VNF) - UBND tỉnh Hà Nam đang kêu gọi nhà đầu tư tham gia dự thầu thực hiện xây dựng 3 khu đô thị thuộc thị xã Kim Bảng và huyện Thanh Liêm trong bối cảnh giá đất tăng cao đột biến.
(VNF) - Tại ĐHĐCĐ thường niên, lãnh đạo Tập đoàn Đạt Phương (HoSE: DPG) cho biết trong năm 2025, các dự án bất động sản của công ty có nhiều chuyển biến tích cực, vừa đóng góp quan trọng cho kế hoạch kinh doanh năm nay, vừa tạo tiền đề để đột phá trong giai đoạn kế tiếp.
(VNF) - Dự án biệt thự nghỉ dưỡng Casa Del Rio Hòa Bình (Khu đô thị mới Trung Minh A) đang bước vào giai đoạn thi công, phần lớn hạ tầng của dự án đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.