Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cụ thể, kể từ 0h ngày 1/8/2022, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) triển khai thu phí theo hình thức ETC (thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng).
Chính vì vậy, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh dán thẻ ETC để sử dụng hình thức thu phí ETC trên các tuyến đường cao tốc nói chung và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nói riêng.
Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, UBND thị xã Điện Bàn, UBND các huyện Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp, hỗ trợ VEC trong công tác phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự.
Địa phương này sẽ xử phạt các trường hợp điều khiển phương tiện không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức ETC đi vào làn đường dành riêng thu phí ETC tại các nút giao đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi trên địa bàn.
Cũng liên quan đến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, VietnamFinance trước đó đã thông tin, ngày 17/5, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã có buổi làm việc với Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) để giải quyết các tồn tại, vướng mắc liên quan đến dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, mặc dù dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã đưa vào sử dụng gần 4 năm nhưng nhiều tồn tại, vướng mắc liên quan đến dự án đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa được chủ đầu tư và các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm.
Đáng chú ý, 8 tuyến đường phục vụ thi công dự án đoạn qua địa bàn huyện Bình Sơn, Tư Nghĩa sau khi thi công hoàn thành đường cao tốc đến nay vẫn chưa hoàn trả lại theo hiện trạng ban đầu. Một số tuyến địa phương phải tự bố trí vốn để sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Bên cạnh đó, dự án còn gặp phải nhiều nội dung tồn tại, vướng mắc chưa được xử lý như việc điều chỉnh tổng chi phí bồi thường, GPMB dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi; đường gom, đường ngang; nút giao Dung Quất; rào chắn bảo vệ tuyến cao tốc và một số vấn đề liên quan khác.
Nói về vấn đề này, ông Trương Việt Đông, Chủ tịch hội đồng thành viên VEC, cho rằng các vấn đề vướng mắc hiện nay tồn tại là do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là những biến cố xảy ra tại đơn vị trong thời gian qua.
VEC hiện đã đã trình cấp có thẩm quyền phương án tái cơ cấu tài chính của dự án và sẽ sớm được xem xét thông qua (dự kiến trong tháng 7/2022). Điều này cũng đồng nghĩa dự án sẽ được thu xếp vốn để VEC hoàn thành tất cả khối lượng tồn đọng dở dang còn lại của dự án trong thời gian tới.
VEC cũng cam kết quý III/2022, sẽ khởi động lại những nội dung công việc liên quan tại đơn vị để quý IV/2022 bắt tay vào xử lý dứt điểm tất cả các vấn đề còn tồn tại chưa được xử lý trong thời gian qua liên quan đến dự án dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, trong đó có đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh cho rằng, VEC không thể chậm trễ hơn nữa trong việc giải quyết những tồn tại liên quan đến việc hoàn trả các tuyến đường phục vụ thi công dự án, xử lý đường gom, đường ngang; bồi thường, hỗ trợ về dân sinh.
Đồng thời, ông Đặng Văn Minh đề nghị VEC đề nghị phải được triển khai giải quyết dứt điểm 100% các vướng mắc trước ngày 31/3/2023. Ông Minh giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các huyện liên quan rà soát, tổng hợp tất cả tồn tại, vướng mắc của dự án gửi VEC trước 31/5/2022.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.