Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Government of Singapore có tên giao dịch quốc tế là GIC Private Limited do chính phủ Singapore thành lập từ năm 1981 để quản lý nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia. Chủ tịch quỹ hiện là ông Lý Hiển Long – đương kim Thủ tướng Singapore.
GIC là một trong những quỹ ngoại hoạt động năng nổ nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Quỹ này nắm giữ vốn tại rất nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam, như 5,43% vốn tại Tập đoàn Masan; 5,01% cổ phần tại Tập đoàn PAN; 3,04% vốn tại Tập đoàn FPT…
GIC đầu tư vào Vinasun từ cuối tháng 8/2014 với giá trị khoảng 200 tỷ đồng (tương đương 45.000 đồng mỗi cổ phần). Sau gần 4 năm, GIC đã phải cắt lỗ với mức giá thỏa thuận chỉ 14.400 đồng/cổ phiếu, tương đương khoản lỗ 120 tỷ đồng.
Động thái thoái vốn khỏi Vinasun của quỹ ngoại này diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh của hãng taxi liên tục đi xuống kể từ khi có sự cạnh tranh của xe công nghệ. Đầu năm 2018, Vinasun đã đâm đơn kiện Grab đòi đền bù 41 tỷ đồng, vì sự "cạnh tranh không lành mạnh" từ mô hình công nghệ này.
Sau khi GIC thoái toàn bộ vốn, cổ đông lớn nhất của Vinasun vẫn là ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch HĐQT công ty, với 24,92% vốn nắm giữ; tiếp đến là quỹ Tael Two Partners Ltd sở hữu 12,4 triệu cổ phiếu, tương đương 18,3% vốn doanh nghiệp.
Ông Đặng Thành Duy, Phó tổng giám đốc Vinasun, con trai ông Thành, nắm giữ 7,97% vốn tại đây.
Vinasun hiện đang lâm vào thời kỳ làm ăn khó khăn. Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2018 đã tiếp tục phản ánh sự khó khăn này khi doanh thu thuần chỉ đạt 489 tỷ đồng, giảm 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp đạt 87 tỷ đồng, giảm 41%.
Doanh thu suy giảm mà các loại chi phí gần như không có sự thay đổi (chi phí tài chính chỉ giảm gần 7 tỷ đồng, chi phí bán hàng giữ nguyên, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 2 tỷ đồng) nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 16,8 tỷ đồng.
Phải nhờ đến 31,3 tỷ đồng thu nhập khác (do thanh lý tài sản cố định), Vinasun mới có 14,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Dù vậy so với cùng kỳ, mức lợi nhuận này vẫn giảm tới 4,7 lần.
Xem xét cơ cấu doanh thu quý I của Vinasun, có thể nhận thấy sự suy giảm nghiêm trọng của lĩnh vực vận tải hành khách bằng taxi, chỉ đạt 202,6 tỷ đồng, giảm gần 5 lần so với cùng kỳ. Đây là nguyên nhân chính của sự sụt giảm doanh thu trong quý I/2018.
Về tài sản, tại ngày 31/3/2018, Vinasun có 2.750 tỷ đồng tổng tài sản. 86% trong số đó là tài sản cố định. Theo báo cáo tại Đại hội cổ đông thường niên 2018, tổng lượng xe của Vinasun tính đến cuối năm 2017 là 5.835 chiếc (3.651 xe 7 chỗ và 2.184 xe 4 chỗ), giảm 11% so với đầu năm. Dự kiến trong năm 2018, công ty chỉ đầu tư thêm khoảng 700 chiếc các loại và đưa ra thanh lý khoảng 662 chiếc. Lượng taxi vận hành đến cuối năm 2018 khoảng 5.873 chiếc, bao gồm 5.503 chiếc thuộc sở hữu của công ty mẹ.
Về nguồn vốn, tại ngày 31/3/2018, Vinasun có 1.097,8 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó nợ vay là 778,6 tỷ đồng (chia đều cho vay ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 389,3 tỷ đồng). Vốn chủ sở hữu là 1.652 tỷ đồng, tăng thêm 11 tỷ đồng.
Năm 2018, Vinasun đặt mục tiêu tổng doanh thu xấp xỉ 2.160 tỷ đồng, giảm khoảng 1.070 tỷ đồng so với thực hiện năm trước. Doanh thu thuần cung cấp dịch vụ vận tải và nhượng quyền thương mại dự kiến đóng góp 2.000 tỷ đồng, phần còn lại đến từ thanh lý tài sản.
Xem thêm >> Techcombank chính thức lên sàn, trở thành á quân ngành ngân hàng về giá trị vốn hóa
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.