Rào cản tiêu dùng xanh: Giá đắt, hàng hóa không đúng cam kết
(VNF) - Tiêu dùng xanh ngày càng được quan tâm nhiều hơn, cùng với các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững đối với môi trường. Tuy nhiên, việc thúc đẩy tiêu dùng xanh đang gặp phải không ít những rào cản và thách thức.
- Tài chính xanh: Cuộc chơi của các 'ông lớn' 11/09/2024 09:33
Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo về "Vòng Chung kết kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững lần 10/2024 cho thấy tiêu dùng xanh đã khá phổ biến ở các nước phát triển và có những bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càng tăng lên.
Kết quả khảo sát Tiêu dùng xanh 2024 được tổ chức trên quy mô rộng cho thấy tại TP. HCM và Hà Nội – 2 trung tâm văn hóa, kinh tế lớn nhất cả nước nhưng tỷ lệ người tiêu dùng (NTD) tiêu dùng xanh ở mức độ phổ biến cũng chỉ chiếm khoảng 12% - 18%.
Theo khảo sát, NTD biết đến sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh nhiều nhất từ các thông tin trên không gian mạng, các nguồn thông tin (kinh nghiệm bản thân, người thân, người bán…) được tiếp cận với một tỷ lệ nhất định (dưới 40%). Một vài khảo sát trước đó cũng đều cho thấy khi tham khảo thông tin về sản phẩm, NTD thường dựa vào kinh nghiệm bản thân, hoặc tham khảo ý kiến người thân/ bạn bè, hay người bán… là chủ yếu, rồi mới đến các thông tin từ không gian mạng.
Thông qua việc tiếp cận các kênh thông về tiêu dùng xanh cho thấy, đối với hầu hết NTD vấn đề tiêu dùng xanh vẫn còn là vấn đề khá mới, với tâm thức chưa có nhiều trải nghiệm tiêu dùng nên thông tin từ không gian mạng đã trở thành nguồn thông tin chủ đạo.
Tỷ lệ NTD chọn nơi mua sản phẩm xanh tùy thuộc vào đặc trưng tiêu dùng sản phẩm và mức độ cung ứng tại các kênh phân phối. Trên bình diện chung kết quả khảo sát cho thấy các kênh GT và MT chiếm tỷ lệ khá tương đồng trong hoạt động cung ứng các loại sản phẩm xanh (67% và 66%). Đặc biệt, các kênh online (mới nổi những năm gần đây) nhưng cũng chiếm một tỷ lệ đáng chú ý với khoảng 45%.
Trong các kênh GT, đại lý và cửa hàng chuyên là nơi NTD ưng đến nhiều nhất với tỷ lệ 58% khi có nhu cầu mua hầu hết các loại sản phẩm xanh. Ngoại trừ đại lý/cửa hàng chuyên, 2 kênh tạp hóa và sạp chợ khá lép vế trong hoạt động cung ứng sản phẩm xanh. Đối với các kênh MT, siêu thị vẫn là điểm đến được NTD lựa chọn nhiều nhất (49%). Sàn TMĐT hiện là kênh chiếm tỷ lệ chủ đạo trong các kênh online.
Đối tượng khách hàng chính yếu của các sản phẩm xanh hiện nay là NTD trong độ tuổi từ 31 tuổi đến 45 tuổi, trình độ đại học, có nghề nghiệp ổn định và mức thu nhập từ 15 triệu đến 30 triệu. Tùy thuộc đặc trưng tiêu dùng của sản phẩm xanh mỗi ngành hàng mà đối tượng khách hàng chính yếu của từng loại sản phẩm ngành hàng có sự chuyển dịch nhất định.
Khảo sát “Tiêu dùng xanh 2024” cũng cho thấy 78% NTD đánh giá rào cản lớn nhất trong việc tiêu dùng xanh là sản phẩm xanh có giá cao, kế đến là sự sẵn có (độ phủ) sản phẩm xanh còn hạn chế, thiếu thông tin định hướng, cũng như chưa có chính sách khuyến khích tiêu dùng xanh.
Ngoài ra, sự phàn nàn của NTD đối với chất lượng hàng hóa không đúng như cam kết của nhà sản xuất cũng là trở ngại làm giảm lòng tin với đối với sản phẩm xanh lưu thông trên thị trường. Có 18% NTD cho rằng sản phẩm xanh chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Rào cản cuối cùng phải kể đến là nhận thức của một bộ phận NTD còn hạn chế, đặc biệt NTD ở khu vực nông thôn vẫn chưa có đầy đủ nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường khi tiêu dùng và mức độ hiểu biết của họ về tiêu dùng xanh còn khá hạn chế. Đặc biệt, có 7% NTD cho biết chưa cần thiết phải tiêu dùng xanh.
Tuy nhiên, ở mặt tích cực hơn, nhiều NTD cũng cho biết sẵn sàng chi trả tăng thêm để có thể sử dụng sản phẩm xanh ở những mức độ khác nhau, trong đó mức độ chi trả tăng thêm được NTD hưởng ứng nhiều nhất là chi tăng thêm từ 5% đến 10% so với sản phẩm thông thường để tiêu dùng sản phẩm xanh, đặc biệt có khoảng 20% NTD chấp nhận chi trả tăng thêm trên 10%.
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng ‘xanh’
- Thúc đẩy tài chính xanh: Nhìn thẳng vấn đề gốc rễ 20/10/2024 07:00
- Trung tâm tài chính xanh: Lợi thế và điểm nghẽn của TP. HCM 28/09/2024 07:00
- TP. HCM có cơ hội ở kinh tế số, công nghệ xanh, tài chính xanh 25/09/2024 06:43
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.