Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tima có kế hoạch gọi vốn cho vòng B (Build) trong 3 tháng tới. Đây là vòng gọi vốn để đưa doanh nghiệp lên cấp độ tiếp theo, vượt qua giai đoạn phát triển bằng cách mở rộng thị trường. Ở vòng gọi vốn B, các nhà đầu tư mạo hiểm có tầm nhìn xa hơn về tương lai của công ty. Các nhà đầu tư tham gia vòng gọi vốn B thường đến từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, các công ty, tập đoàn lớn chung ngành.
Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Tima – ông Nguyễn Văn Thực cho biết, vốn mới sẽ được sử dụng cho công nghệ và phát triển kinh doanh. Dù không tiết lộ một cái tên cụ thể, nhưng ông Thực nói Tima sẽ sớm tạo mối quan hệ đối tác chiến lược với một ngân hàng hàng đầu trong nước.
Theo ông Thực, tính từ thời điểm của vòng gọi vốn A, đến nay, doanh thu của Tima đã tăng gần 10 lần. Tima hiện có khoảng 1 triệu khách hàng vay, 8.915 người cho vay. Startup này tập trung vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Những người vay tiêu dùng thường có nhu cầu vay một khoản tiền nhỏ trong thời gian ngắn. Tima kết nối người vay và người cho vay một cách nhanh chóng, thuận tiện với các sản phẩm cho vay khác nhau của họ.
Giá trị trung bình của mỗi khoản vay là 350 USD. Thời hạn cho vay là một tháng, có thể tái tục khoản vay. Lãi suất và phí được thu hàng tháng. Người vay có thể nhận được tiền trong một ngày. Chủ nợ là các ngân hàng, công ty tài chính, cửa hàng cầm đồ và cá nhân. Tima hỗ trợ các chủ nợ thẩm định, chấm điểm tín dụng và quản lý rủi ro.
Tima ra mắt nền tảng cho vay ngang hàng (P2P lending) lần đầu tiên vào năm 2015. Đến nay, công ty này đã ghi nhận trên 900 triệu USD tiền cho vay trên nền tảng cho vay trực tuyến của họ. Năm 2016, Tima đã kêu gọi được hàng triệu USD ở vòng gọi vốn A từ một quỹ đầu tư Singapore để tăng tốc độ phát triển thị trường nội địa.
Ông Thực chia sẻ kế hoạch của Tima trong 2 năm tới là mở rộng thị trường trên khắp 63 tỉnh/thành, đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, văn hóa công ty ở giai đoạn tăng trưởng. Đến nay, Tima đã nhận được sự quan tâm từ một số quỹ tài chính quốc tế và các nhà đầu tư chiến lược. Startup này sẽ đóng vòng gọi vốn B trước tháng 6 năm nay, đồng thời sớm công bố mối quan hệ đối tác chiến lược với một ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Tại Việt Nam, fintech (Financial technology) là một trong những lĩnh vực có sức hấp dẫn lớn với các công ty khởi nghiệp và các nhà đầu tư. Quy mô dân số hơn 90 triệu người, chủ yếu là dân số trẻ với sự gia tăng tiêu dùng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự bùng nổ của các dịch vụ cho vay trực tuyến ở Việt Nam trong thời gian tới. Việc Tima ghi nhận hơn 900 triệu USD tiền cho vay trên nền tảng của họ trong hơn 3 năm đã cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượng người cho vay và người đi vay.
Thanh toán, ví điện tử và chợ điện tử là các mô hình phổ biến của fintech tại Việt Nam. Năm 2017, các mô hình này thu hút số lượng giao dịch/đầu tư cao nhất cùng với thương mại điện tử và thực phẩm. Việt Nam hiện là một trong những thị trường hấp dẫn nhất ở khu vực Đông Nam Á đối với các nhà đầu tư toàn cầu. Công ty P2P Indonesia Investree đang có kế hoạch mở rộng sang Việt Nam.
Fintech là một thách thức những cũng là động lực thúc đẩy cải tiến dịch vụ trong ngành tài chính ngân hàng. "Các ngân hàng trong nước buộc phải đứng trước 2 sự lựa chọn: hoặc cải tiến công nghệ và dịch vụ để bắt kịp xu thế, hoặc bị giành mất thị trường như chúng ta đã chứng kiến với ngành vận tải khi Uber và Grab đổ bộ vào Việt Nam. Trong các mô hình fintech, lĩnh vực ngân hàng vẫn đóng một vai trò quan trọng. Các công ty Fintech và các ngân hàng nên có quan hệ đối tác; mỗi bên có lợi thế riêng và cả hai có thể mang lại trải nghiệm dịch vụ tài chính tốt hơn cho khách hàng", CEO Tima nhìn nhận.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.