Sau cú đột kích chấn động châu Âu, DN Trung Quốc lo sợ ‘tiếng gõ cửa’

Bích Hợp - 26/04/2024 09:24 (GMT+7)

(VNF) - Các cuộc đột kích vào cơ sở sản xuất của công ty Trung Quốc tại Ba Lan và Hà Lan đã gây ra "làn sóng chấn động khắp châu Âu", khiến ngay cả các luật sư tư vấn cho công ty này cũng "choáng váng".

Cuộc đột kích gây chấn động châu Âu

Vào rạng sáng 23/4, các nhà chức trách của Liên minh châu Âu (EU) đã ập vào văn phòng tại Warsaw (Ba Lan) và Rotterdam (Hà Lan) của Nuctech. Đây là công ty Trung Quốc chuyên sản xuất các hệ thống máy soi quét để kiểm tra hàng hóa, hành lý và hành khách tại các cảng biển, sân bay và các trạm kiểm soát biên giới trên toàn châu Âu. 

Trong cuộc đột kích (thường dành cho việc triệt phá các băng đảng), cảnh sát đã thu giữ thiết bị công nghệ thông tin và điện thoại di động ở các văn phòng này.

Theo Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU, các lực lượng chức năng châu Âu đã “xem xét kỹ lưỡng các tài liệu văn phòng và yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu thích hợp”.

Cơ sở sản xuất Nuctech ở Warsaw, Ba Lan.

Truyền thông địa phương cho hay "các quan chức cạnh tranh” từ Brussels, Ba Lan và Hà Lan đang tìm kiếm bằng chứng về sự hỗ trợ tài chính mà Nuctech có thể đã nhận được từ chính phủ Trung Quốc.

Tại châu Âu, các cuộc đột kích này được xem là rất kịch tính và gây ra làn sóng chấn động khắp lục địa già, khiến ngay cả các luật sư tư vấn cho các công ty này cũng choáng váng.

Họ cho rằng Ủy ban châu Âu (EC) đã chuyển sang một giai đoạn mới trong việc giải quyết vấn đề mà họ coi là một trong những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu, chính là trợ cấp nước ngoài từ Bắc Kinh.

EC cho rằng điều này đang gây ra tình trạng dư thừa công suất công nghiệp, có thể khiến châu Âu tràn ngập hàng Trung Quốc giá rẻ.

Kể từ tháng 7/2023, EU đã sử dụng Quy định trợ cấp nước ngoài (FSR) như một loại vũ khí để giải quyết những bất bình kinh tế với Bắc Kinh. 

FSR được thiết kế để loại bỏ tận gốc các khoản trợ cấp “bóp méo thị trường”, bằng cách buộc các thực thể ngoài châu Âu phải minh bạch về những gì họ nhận được từ chính phủ của mình giống như các công ty trong khối, vốn phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về tiết lộ viện trợ của nhà nước.

Nó có thể được kích hoạt trong quá trình đấu thầu, cũng như hoạt động mua bán và sáp nhập. Hoặc, như với Nuctech, EC có thể quyết định điều tra bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động tại EU mà họ nghi ngờ đã nhận được trợ cấp của nhà nước và đang gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh địa phương.

Mặc dù ủy ban không nêu tên Nuctech trong tuyên bố về “các cuộc thanh tra không báo trước”, nhưng họ nói rằng có “dấu hiệu cho thấy công ty có thể đã nhận được trợ cấp nước ngoài có thể bóp méo thị trường nội địa”.

Nuctech ngày 24/4 cho biết họ đang “hợp tác với Ủy ban châu Âu và cam kết bảo vệ danh tiếng của mình với tư cách là nhà điều hành kinh tế hoàn toàn độc lập và tự chủ”.

Lo sợ "tiếng gõ cửa"

Ông Michel Struys, đối tác của công ty luật Hogan Lovells có trụ sở tại Brussels, cho biết mọi công ty Trung Quốc ở EU nên chuẩn bị tinh thần để "đón nhận tiếng gõ cửa".

Trước Nuctech, các cơ quan quản lý đã theo dõi các công ty con ở châu Âu của "gã khổng lồ" năng lượng mặt trời Longi và Shanghai Electric, cũng như CRRC Corporation Limited, công ty đầu máy toa xe thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.

Họ cũng yêu cầu "mức độ cởi mở" mà nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chưa sẵn sàng. Chính quyền EU có thể yêu cầu các công ty Trung Quốc hoạt động trong khối giao nộp sổ sách của họ để giám sát pháp lý.

Công ty con tại châu Âu của công ty đường sắt CRRC đã rút khỏi quy trình đấu thầu ở Bulgaria sau khi "chùn bước" trước các yêu cầu của EU. 

Quy định trợ cấp nước ngoài đã khiến mâu thuẫn trong quan hệ thương mại EU - Trung Quốc vốn đã căng thẳng nay lại tiếp tục leo thang.

Có lẽ điều đáng lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp Trung Quốc là việc tuân thủ quy định mới của EU có thể khiến họ đi ngược lại các luật khác ở Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với SCMP, ông Fang Dongkui, tổng thư ký Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU, đã đưa ra nhiều lời phàn nàn về Quy định trợ cấp nước ngoài của EU.

Ông Fang cho biết “trong một số trường hợp cụ thể, ủy ban đã yêu cầu thông tin đấu thầu bí mật, bao gồm chi tiết về giá cả, hợp đồng hoặc tài liệu chứa bí mật kinh doanh được cho là có thể liên quan đến trợ cấp”.

Ông nói những hành động này “gây rủi ro cho các công ty Trung Quốc, vi phạm các quy định đấu thầu có liên quan và luật pháp Trung Quốc”.

Mâu thuẫn leo thang

Quy định trợ cấp nước ngoài đã khiến mâu thuẫn trong quan hệ thương mại EU - Trung Quốc vốn đã căng thẳng nay lại tiếp tục leo thang. Brussels có 34 cuộc điều tra thương mại mở chống lại Bắc Kinh, trong khi 2/3 các biện pháp phòng vệ thương mại tích cực (hiện là 184) là chống lại Trung Quốc.

Đối với ông François Chimits, một nhà phân tích về hoạt động kinh tế và thương mại của Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Brussels, đây có thể là công cụ của EU có hiệu quả nhất.

Vì vậy, các yêu cầu của nó rất sâu rộng, nó có thể hoạt động như một “lệnh cấm trên thực tế” đối với những công ty không thể hoặc không sẵn sàng tuân thủ. Ông nói: “Ủy ban có rất nhiều quyền hạn để trục xuất hầu hết mọi công ty Trung Quốc”.

“Hầu hết trong số họ đều nhận được trợ cấp, vì vậy điều này có thể dẫn đến lệnh cấm trên thực tế đối với một số công ty Trung Quốc trong một số lĩnh vực nhất định khỏi thị trường chung. Đó là một cách làm hợp lý hơn là một lệnh cấm hoàn toàn. Thay vào đó, nó tạo ra một rào cản gia nhập rất đáng kể", ông François nhận định.

Theo SCMP
Công ty tại châu Âu bị ‘đột kích lúc bình minh’, Trung Quốc quan ngại sâu sắc

Công ty tại châu Âu bị ‘đột kích lúc bình minh’, Trung Quốc quan ngại sâu sắc

Tài chính quốc tế
(VNF) - Trung Quốc đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về các cuộc đột kích do các quan chức châu Âu thực hiện nhằm vào một công ty Trung Quốc sản xuất thiết bị an ninh đang hoạt động ở khu vực này.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đã có thêm 1 quý kinh doanh bết bát, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang trong trạng thái lao dốc không phanh.

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

(VNF) - Ngày 5/4 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway sẽ công bố báo cáo hoạt động quý I/2024 và tổ chức đại hội cổ đông. Đây là cơ hội duy nhất mỗi năm để các cổ đông đặt câu hỏi cho "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffett và các cấp phó của ông về hoạt động kinh doanh của công ty.

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

(VNF) - Đây là mức lãi suất người tham gia bảo hiểm được nhận tuỳ thuộc vào kết qủa kinh doanh của các quỹ liên kết chung của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Mức ghi nhận chi trả trong những năm gần đây thường từ 5 - 6%, nhiều thời điểm “cao hơn” mức lãi suất ngân hàng hiện hành.

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

(VNF) - Cuối quý I/2024, Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) đã hợp nhất thành công Công ty Cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng. Sự kiện này đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc tài sản của HQC.

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

(VNF) - Trong Quý I/2024, đã có 14 dự án với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 4 dự án lớn trên 1.000 tỷ đồng. Phần lớn tập trun vào bất động sản đô thị.

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

(VNF) - Bất chấp những rủi ro với an ninh năng lượng, Liên minh châu Âu (EU) dự định cấm nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga như biện pháp trừng phạt vì xung đột Ukraine. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng lệnh cấm này sẽ chỉ ảnh hưởng tới ¼ lợi nhuận mà Moscow thu được.

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

(VNF) - Nợ quá hạn gần 30 tỷ đồng tiền thuế, chủ đầu tư ban đầu của tòa nhà Saigon One Tower bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.