'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tập đoàn T&T tiếp cận với dự án tổ hợp điện khí LNG Vũng Áng 3 từ năm 2018 và được UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng ý về nguyên tắc cho phép doanh nghiệp này nghiên cứu, khảo sát dự án.
T&T Group đề xuất đầu tư xây dựng tổ hợp điện khí LNG Vũng Áng 3 với diện tích khoảng 123,8 ha, chưa bao gồm 100ha diện tích mặt nước, có tổng công suất phát điện 3.000 MW với tổng mức đầu tư 3,5 tỷ USD.
Mới đây, tập đoàn này cho biết đã đạt được thỏa thuận hợp tác với PV Power thực hiện đầu tư xây dựng dự án tổ hợp điện khí LNG Vũng Áng 3.
T&T Group được thành lập từ năm 1993, do ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) làm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc. Ngoài ra, ông Hiển cũng đang là chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Quy mô tổng tài sản của T&T hiện nay đạt 35.060 tỷ đồng, vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng với hơn 70 công ty thành viên, liên doanh, liên kết trải rộng cả nước và quốc tế.
Trong lĩnh vực năng lượng điện khí LNG, T&T Group đang tham gia hợp tác đầu tư với một số đối tác chiến lược tại các dự án như trung tâm điện khí LNG Cái Mép Hạ - 6.000 MW; dự án trung tâm điện khí LNG Hải Lăng – tỉnh Quảng Trị - 4.500 MW. Hiện, T&T đang xúc tiến đầu tư một số dự án điện khí, cảng và kho chứa khí LNG tại một số tỉnh trên cả nước.
Tại Hà Tĩnh, T&T Group được UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng ý phê duyệt xây dựng dự án khu đô thị, thương mại dịch vụ, biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ tại xã Thạch Bình, TP. Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư 3.687 tỷ đồng trên diện tích gần 50ha.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) được thành lập năm 2007 do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đầu tư 100% vốn. PV Power chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ năm 2018 với vốn điều lệ 23.418 tỷ đồng.
Hiện nay, PV Power đang trực tiếp tổ chức quản lý vận hành các nhà máy điện với tổng công suất 4.205MW; chủ đầu tư dự án nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3 & Nhơn Trạch 4 với quy mô công suất 1.500MW.
Siemens là một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp lớn nhất của Đức có lịch sử phát triển 170 năm. Tập đoàn này đang hoạt động tại 190 quốc gia với nhiều lĩnh vực, trong đó có điện khí.
Siemens chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1993 với việc mở hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP. HCM. Hiện nay, Siemens là công ty đứng đầu thị trường và dẫn đầu về đổi mới sáng tạo trên các lĩnh vực: nguồn điện, quản lý điện năng, dịch vụ nguồn điện, hệ thống vận chuyển, công nghệ tòa nhà, nhà máy số, công nghiệp quy trình và truyền động, y tế.
Tháng 10/2019, đại diện lãnh đạo Công ty điện khí Siemens (CHLB Đức) đã đề xuất với tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3 từ nguyên liệu than sang khí tại khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư 1,8 tỷ USD.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn (Hoanh Son Group) tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Hoành Sơn được thành lập từ năm 2001, khởi đi từ buôn bán vật liệu xây dựng và kinh doanh các dịch vụ nông sản. Hoanh Son Group hiện có tổng tài sản 6.365 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.302 tỷ đồng.
Hoanh Son Group hoạt động chính ở 3 lĩnh vực thương mại (vận tải hàng hóa, kinh doanh xi măng, phân bón); cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện; sản xuất điện năng lượng mặt trời. Tập đoàn này đang là chủ đầu tư của nhiều dự án tại Hà Tĩnh như dự án điện mặt trời 1.500 tỷ đồng; cảng tổng hợp quốc tế Hoành Sơn tại khu kinh tế Vũng Áng 1.400 tỷ đống, nhà máy bia tại thị xã Hồng Lĩnh và tổ hợp nhà ở, văn phòng cho thuê khách tại TP Hà Tĩnh...
Tại dự án điện khí LNG Vũng Áng 3, Hoanh Son Group đề xuất liên danh với Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Đông Thịnh Phát thực hiện dự án.
Trao đổi với VietnamFinance, Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh, ông Hoàng Văn Quảng, cho biết thực hiện theo Nghị quyết 55/NQ-TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị, trong đó nêu rõ “Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống”, tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép nâng công suất từ 1.200MW lên 2.400MW, chuyển đổi trung tâm điện lực Vũng Áng 3 từ sử dụng than sang sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Tại Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 12/3/2020 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch điện VIII quốc gia theo nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt; đối với các kiến nghị của Hà Tĩnh, trong khi chưa hoàn thành lập Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương xem xét theo Quy hoạch điện VII, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, đồng bộ và hiệu quả chung, hỗ trợ cho Hà Tĩnh về các dự án năng lượng.
Trong khi đó, một văn bản mới đây gửi doanh nghiệp đề xuất các dự án năng lượng đầu tư vào địa bàn, tỉnh Hà Tĩnh cho biết tỉnh chưa tiếp tục chủ trương khảo sát, nghiên cứu đối với các dự án điện gió, điện khí của các nhà đầu tư mới.
Vì vậy, việc ai là sẽ là chủ đầu tư cho dự án điện khí đầy tiềm năng tại Vũng Áng 3 - dự án điện khí đầu tiên tại Hà Tĩnh và khu vực Bắc Trung Bộ, phần nào còn phụ thuộc vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và bổ sung quy hoạch các dự án năng lượng cho Hà Tĩnh của Chính phủ thời gian tới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.