Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) gần đây đã công bố danh sách 88 doanh nghiệp dự kiến thoái vốn nhà nước trong 2021, trong đó có 31 doanh nghiệp có mã cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) trong báo cáo công bố mới đây, thông thường khi có thêm các thông tin về thời điểm, giá thoái vốn... sẽ tạo ra những đợt sóng tăng/giảm đối với các cổ phiếu liên quan.
Theo đó, Agriseco đánh giá cao tiềm năng thoái vốn ở 13 doanh nghiệp có giao dịch trên các sàn chứng khoán, trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng.
Đầu tiên có thể kể đến Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT). Đây là tập đoàn công nghệ/viễn thông, nằm trong top 3 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trên thị trường Internet băng thông rộng của Việt Nam và dẫn đầu về dịch vụ công nghệ.
Hiện nay, FPT sở hữu hơn 100 giải pháp phần mềm được cấp bản quyền trong các lĩnh vực chuyên biệt trong mảng phần mềm và công nghệ thông tin (CNTT). FPT cũng đã đã phát triển hạ tầng internet phủ rộng khắp tới 59/63 tỉnh thành của cả nước, sở hữu tuyến đường trục Bắc - Nam, tuyến trục Tây Nguyên, tuyến đường trục kết nối quốc tế với Trung quốc, Campuchia, Lào và các tuyến trục liên tỉnh kết nối 59 tỉnh thành trên toàn quốc với dung lượng băng thông quốc tế 700 Gbps và 4 trung tâm dữ liệu trên toàn quốc.
Ngoài ra, FPT còn là nhà phân phối bán lẻ sản phẩm công nghệ của hơn 30 đối tác công nghệ lớn, với 1.627 đại lý phân phối và 500 cửa hàng FPT Shop, F.Studio by FPT tại 59/63 tỉnh thành.
Tính đến cuối năm 2020, FPT có vốn điều lệ trên 7.700 tỷ đồng, tổng tài sản trên 41.700 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt trên 4.400 tỷ đồng.
SCIC hiện sở hữu 5,93% vốn điều lệ tại FPT.
Một doanh nghiệp cũng rất lớn khác mà SCIC dự tính thoái vốn trong năm nay là Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB).
Sabeco hoạt động chính trong ngành sản xuất bia và các loại nước giải khát. Doanh nghiệp này hiện quản lý vận hành 26 nhà máy với tổng công suất đạt trên 2 tỷ lít bia/năm. Năm 2020, doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất ngành bia Việt Nam với khoảng 40%, quy mô mở rộng sang 33 quốc gia trên khắp thế giới, đứng vị trí thứ 21 trong các tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới.
SCIC sở hữu tới 36% vốn điều lệ tại Sabeco. Doanh nghiệp này tính đến cuối năm 2020 có vốn điều lệ trên 6.400 tỷ đồng, tổng tài sản trên 27.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cả năm đạt trên 4.900 tỷ đồng.
Mặc dù tỷ lệ dự tính thoái vốn không cao, chỉ tối đa 3,26% vốn điều lệ, nhưng Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) cũng là cái tên gây chú ý.
Bảo Việt hiện giữ vị trí số 1 trên thị trường bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam với 20% thị phần. Đồng thời sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp với gần 200 chi nhánh và công ty thành viên tại 63 tỉnh thành, 600 phòng phục vụ khách hàng của bảo hiểm phi nhân thọ và 400 phòng phục vụ khách hàng của bảo hiểm nhân thọ.
Vốn điều lệ của Bảo Việt là trên 6.800 tỷ đồng tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản trên 147.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cả năm gần 1.600 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp nghìn tỷ khác cũng trong danh sách thoái vốn năm 2021 của SCIC là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT).
Vinatex là một trong những công ty dẫn đầu trong ngành dệt may Việt Nam với công suất thiết kế lên đến 155.525 tấn sợi/năm, 170 triệu m2 vải dệt thoi/năm, 22.225 tấn vải dệt kim và 352 triệu đơn vị may mặc mỗi năm. Tập đoàn này hiện chiếm 95,5% sản lượng sợi và 42,3% sản lượng xơ cùng với 25,7% và 20% tổng sản lượng vải và sản phẩm nhuộm của cả nước.
Tỷ lệ sở hữu của SCIC tại Vinatex lên đến 53,49%.
Vinatex có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 17.600 tỷ đồng tính đến cuối năm 2020, lợi nhuận sau thuế cả năm khoảng 570 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp có vốn điều lệ hơn nghìn tỷ khác có tiềm năng thoái vốn được đánh giá cao bao gồm: Tổng công ty Vật Liệu Xây Dựng Số 1 (FICO, UPCoM: FIC), Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP), Tổng công ty Thủy Sản Việt Nam (Seaprodex, UPCoM: SEA), Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, UPCoM: VOC).
Được biết, FICO có nhà máy xi măng FiCO Tây Ninh (công suất 4.000 tấn clinker/ngày tương đương 1,5 triệu tấn xi măng/năm), Nhà máy xi măng FiCO Hiệp Phước (500.000 tấn/năm), Nhà máy xi măng DIC Bình Dương (300.000 tấn/năm), Nhà máy xi măng trắng FiCO BMT. Phân phối tại các khu vực Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Tây, Tây Nguyên và xuất khẩu sang Campuchia, Đông Timor, Myanmar. Tổng công suất cung cấp bê tông là 660 m3/giờ, doanh số tương đương 1.200.000 m3/năm. Thị trường xuất khẩu chính của FIC là EU, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia..
SCIC hiện sở hữu 40,08% vốn điều lệ FICO. Năm 2020, lợi nhuận của doanh nghiệp này khá khiêm tốn, chỉ 63 tỷ đồng.
Trong khi đó, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là cái tên quen thuộc với đông đảo người tiêu dùng Việt Nam. Doanh nghiệp này hiện sở hữu 3 nhà máy hoạt động hết công suất ngày đêm tại Hải Phòng, Nghệ An và Bình Dương với tổng năng lực sản xuất khoảng 190.000 tấn/năm. Năm 2020, doanh nghiệp đạt 60% thị phần ống nhựa tại thị trường miền Bắc và 30% thị phần tại miền Nam.
SCIC sở hữu tới 37,1% vốn điều lệ Nhựa Tiền Phong. Lợi nhuận năm 2020 của doanh nghiệp này là 447 tỷ đồng.
Seaprodex thì có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Công ty cũng đang triển khai dự án nuôi cá tầm thương phẩm với sản lượng ước tính hơn 100 tấn/năm tại hồ thủy lợi Kala tỉnh Lâm Đồng.
SCIC đang sở hữu chi phối tại Seaprodex với tỷ lệ 63,38%. Lãi ròng năm vừa qua của công ty đạt 279 tỷ đồng.
Với Vocarimex, hoạt động kinh doanh chính là sản xuất dầu thực vật, ngoài ra công ty cũng cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng và kho bãi. Trung bình mỗi năm nhà máy của Vocarimex có thể sản xuất được 130 nghìn tấn dầu tinh luyện, 120 nghìn tấn dầu thành phẩm. Doanh nghiệp cũng sở hữu hệ thống kho chứa gần 8.000m2 và bồn chứa chất lỏng 22.300m2.
SCIC nắm quyền phủ quyết tại Vocarimex với tỷ lệ sở hữu 36,3%. "Ông lớn" ngành dầu ăn này đạt lợi nhuận 235 tỷ đồng trong năm 2020.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.