Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) đã chấp thuận đơn từ chức chủ tịch HĐQT và thành viên HĐQT của ông Nguyễn Bá Dương.
Ngày 1/10, ông Nguyễn Bá Dương đã có đơn từ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT Coteccons. Trong đơn, ông Dương cho biết lý do từ nhiệm là "vì lý do sức khỏe và muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình".
"Tôi nghĩ rằng mình sẽ không thể sắp xếp công việc, đóng góp được những điều tốt nhất cho Coteccons", đơn từ nhiệm có đoạn viết.
Ông Dương gửi lời cảm ơn đến các cổ đông, thành viên HĐQT đã tin tưởng, ủng hộ ông trong thời gian qua; lời tri ân đến cán bộ công nhân viên đã đồng hành cùng ông trong 17 năm qua.
"Thật vinh hạnh cho bản thân tôi khi được làm việc bên cạnh những người cộng sự tuyệt vời như vậy", ông Dương bày tỏ.
Sau 4 ngày, tức 5/10, HĐQT Coteccons đã ra nghị quyết chấp thuận đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Bá Dương.
HĐQT cũng ủy quyền cho ông Bolat Duisenov được kí hồ sơ và thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến việc thay đổi thông tin giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, thông báo/đăng kí thay đổi người đại diện theo pháp luật và các thông báo cần thiết khác với cơ quan nhà nước.
Cùng ngày, HĐQT Coteccons thống nhất bầu ông Bolat Duisenov làm chủ tịch HĐQT, bắt đầu từ 5/10/2020.(Xem thêm)
Ngày 10/10, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020 với trọng tâm là tờ trình thông qua việc thay đổi tên công ty.
Theo đó, tên mới của Ricons sẽ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons (Ricons Group).
Động thái này nằm trong chuỗi hoạt động phát triển theo mô hình "tập đoàn" của Ricons với tham vọng phát triển "hệ sinh thái" đa dạng, nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ bó buộc trong ngành xây dựng. Có thể kể đến các thương hiệu Riland, Rihomes, R.i.s.a, Rilex, RiCommerce, Fritech, Quihub mới được công ty thành lập cách đây ít lâu.
Trong số này, nổi bật là Riland (đầu tư phát triển bất động sản) được Ricons nắm giữ 98% vốn, trực thuộc là 4 thương hiệu Rilex (cho thuê văn phòng ảo), R.i.s.a (quản lý bất động sản), RiCommerce (kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng) và Rihomes (sàn giao dịch bất động sản).
Ricons hiện đã di dời "đại bản doanh" từ tòa nhà Coteccons, số 236/6 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. HCM về tòa Saigon Pavillon, số 53-55 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.
Công ty cũng cho ra mặt bộ nhận diện thương hiệu mới, dòng chữ "Coteccons Group" đã được thay bằng "Since 2004" - thời điểm thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Hưng Gia, tiền thân của Ricons.(Xem thêm)
Bộ Giao thông vận tải vừa báo Thủ tướng về việc cấp lại giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways).
Theo Bộ Giao thông Vận tải, từ khi thành lập đến nay, Bamboo Airways đã 4 lần tăng vốn điều lệ. Trong đó, lần thứ nhất vào tháng 7/2018, tăng lên 1.300 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC góp thêm vốn bằng tiền. Lần thứ 2 vào tháng 9/2019, tăng lên 2.200 tỷ đồng, do các cổ đông góp vốn bằng tiền.
Lần thứ 3 diễn ra vào tháng 10/2019, tăng lên 4.050 tỷ đồng, do cổ đông góp vốn bằng tiền và cổ phiếu. Lần cuối cùng là vào tháng 4 vừa qua, tăng lên 7.000 tỷ đồng, cũng do cổ đông góp vốn bằng tiền và cổ phiếu.
Việc tăng vốn điều lệ của Bamboo Airways lên 7.000 tỷ đồng, theo Bộ Giao thông Vận tải, là phù hợp với điều kiện về vốn tối thiểu để duy trì doanh nghiệp vận chuyển hàng không với quy mô đến 30 máy bay là 600 tỷ đồng, theo quy định tại Nghị định 89 của Chính phủ và không làm tăng tổng vốn đầu tư của dự án.(Xem thêm)
Tổng công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (HoSE: GEX) vừa công bố kết quả chào mua công khai cổ phiếu của Tổng công ty Viglacera (HoSE: VGC) sau khi đợt chào mua kết thúc vào ngày 25/9/2020.
Số lượng cổ phiếu VGC mà Gelex chào mua công khai là 95 triệu đơn vị. Theo báo cáo vừa được công bố của Gelex thì công ty này đã mua thành công hơn 94,6 triệu cổ phiếu VGC.
Sau 2 lần điều chỉnh giá, Gelex đã nâng mức giá chào mua công khai VGC từ 17.700 đồng/cổ phiếu lên 23.500 đồng/cổ phiếu. Với mức giá cuối cùng, Gelex đã bỏ ra hơn 2.220 tỷ đồng để hoàn tất đợt chào mua.
Như vậy, hiện Gelex đang sở hữu hơn 206 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng tỷ lệ 46,07%, cách mức sở hữu chi phối (51%) là 4,93%.
Trong đó, Gelex nắm giữ trực tiếp hơn 119 triệu đơn vị, tương đương 26,64% số lượng cổ phiếu VGC đang lưu hành; Công ty Cổ phần Thiết bị điện Gelex nắm giữ hơn 87 triệu cổ phiếu VGC, tương đương tỷ lệ sở hữu 19,43%.
Cùng ngày kết thúc đợt chào mua, ban lãnh đạo Gelex thông qua nghị quyết thế chấp cổ phần VGC để đảm bảo cho nghĩa vụ của Gelex đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền năm 2020.
Được biết, kế hoạch mua sở hữu chi phối Viglacera đã được ban lãnh đạo Gelex thông qua ở ĐHCĐ diễn ra hồi tháng 6/2020, theo đó một phần nguồn vốn thực hiện được lấy từ việc thoái mảng logistics.(Xem thêm)
HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) mới đây đã thông qua quyết định thoái vốn tại Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (Vinaruco, UPCoM: VRG), theo đó thời gian dự kiến thoái vốn là trong năm 2020.
Các đơn vị sẽ thoái vốn tại Vinaruco gồm có công ty mẹ là GVR và 7 đơn vị thành viên của GVR.
Tổng số cổ phần mà GVR và các đơn vị thành viên đang nắm giữ tại Vinaruco là hơn 15,3 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 59,41%. Trong đó, GVR sở hữu hơn 4 triệu cổ phần tương đương tỷ lệ 15,46%.
Phía GVR cho biết tập đoàn này cùng các đơn vị thành viên sẽ chào bán toàn bộ cổ phần đang nắm giữ theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán.
Giá khởi điểm chào bán sẽ được lấy theo chứng thư thẩm định giá của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Quốc tế. Trường hợp mức giá khởi điểm chào bán do GVR lựa chọn thấp hơn giá tham chiếu bình quân 30 ngày giao dịch liên tiếp thì giá khởi điểm thực hiện chuyển nhượng vốn là mức giá tham chiếu bình quân này.
Chiếu theo mức giá mà VRG đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán, GVR và các đơn vị thành viên ước tính thu về hơn 290 tỷ đồng từ việc thoái vốn VRG. Trong đó, riêng công ty mẹ GVR ước tính thu về 76 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện thoái vốn dự kiến trong năm 2020.(Xem thêm)
Công ty Cổ phần Tập đoàn HAPACO (HoSE: HAP) muốn gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Green lên mức 52%, tương đương quyền chi phối công ty.
HĐQT HAPACO vừa thông qua nghị quyết về việc mua thêm 9,6 triệu cổ phần tại Bệnh viện Quốc tế Green với giá 14.600 đồng/cổ phần, tương đương gần 141 tỷ đồng.
Được biết, hiện HAPACO đang nắm giữ 17,7 triệu cổ phần Bệnh viện Quốc tế Green, chiếm 33,6% vốn điều lệ, tổng giá trị theo mệnh giá là 177 tỷ đồng.
Nếu thương vụ diễn ra như kỳ vọng, HAPACO sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên mức 52% vốn (27,3 triệu cổ phần), đồng nghĩa với việc nắm quyền chi phối công ty.(Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.