Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán bán niên năm 2020 vừa công bố, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) ghi nhận 18.128 tỷ đồng doanh thu thuần trong 6 tháng đầu năm nay, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp còn lại là 2.219 tỷ đồng, giảm 33%.
Trong kỳ, Vinachem cũng ghi nhận 195 tỷ đồng doanh thu tài chính và 70 tỷ đồng lợi nhuận khác. Dù vậy, điều này cũng không đủ để tập đoàn này "gồng gánh" được các loại chi phí.
Chốt 6 tháng, Vinachem lỗ trước thuế 619 tỷ đồng. Nếu trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp thì lỗ 796 tỷ đồng. Nếu tính riêng lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ thì lỗ tới 859 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Vinachem ở mức 52.037 tỷ đồng. Trong đó phần lớn là tài sản cố định với 25.473 tỷ đồng, hàng tồn kho với 8.886 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn với 6.698 tỷ đồng...
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Vinachem đến hết tháng 6/2020 ở mức 17.089 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức 34.947 tỷ đồng, trong đó, tổng nợ vay đạt con số 14.698 tỷ đồng.
Dưới góc độ kiểm toán, Công ty Hãng Kiểm toán AASC đã đưa ra hàng loạt ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2020 của Vinachem.
Kiểm toán AASC cho biết tại thời điểm 30/6/2020, một số dự án của Vinachem như: tại dự án Khai thác và chế biến muối mỏ tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan, Lào, hợp đồng với các bên liên quan đã dừng triển khai và đang thực hiện các thủ tục thanh lý; các dự án đầu tư Nhà máy sản xuất Phân đạm từ than cám công suất 560.000 tấn/năm, dự án Xây dựng công trình nhà máy sản xuất phân bón Diamon Photphat (DAP) số 2 và dự án Mở rộng nhà máy Phân đạm Hà Bắc đã tạm bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đến nay chưa được quyết toán dự án hoàn thành, hoạt động không hiệu quả.
Cùng với đó, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem chưa xử lý hết các tồn tại theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước và Bộ Công thương. Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình không có khả năng thanh toán đầy đủ toàn bộ các khoản nợ vay và lãi vay đến hạn.(Xem thêm)
Sáng 28/9, Kho bạc Nhà nước tổ chức công bố quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, tại Quyết định số 1456 của Bộ Tài chính về việc tiếp nhận, bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước sẽ giữ chức tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước.
Từ cuối năm 2015, ông Nguyễn Đức Chi chính thức tiếp quản Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sau khi được Thủ tướng bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng thành viên.
Trước thời điểm đó, ông Chi từng đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên Kho bạc Nhà nước, chuyên viên Vụ Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), phó trưởng phòng, trưởng phòng, phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), chánh Văn phòng Bộ Tài chính.
Ông Chi tỏ ra khá "mát tay" tại SCIC, khi đem về cho doanh nghiệp này một giai đoạn thành công nhất định.
Điển hình như năm 2016, các chỉ tiêu kinh doanh của SCIC không những vượt kế hoạch đề ra mà còn có mức tăng trưởng kỷ lục so với năm trước. Cụ thể, SCIC thu về khoản lợi nhuận trước thuế gần 18.630 tỷ đồng trong năm 2016, xấp xỉ 107% kế hoạch và gấp 2 lần thực hiện năm 2015.(Xem thêm)
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) vừa thông báo kết quả kinh doanh sơ bộ hợp nhất quý III và lũy kế 9 tháng năm 2020.
Theo đó, trong quý III/2020, Vinamilk ước đạt tổng doanh thu 15.561 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt ước đạt 3.773 tỷ đồng và 3.106 tỷ đồng, đều tăng trưởng 16%.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, "nữ hoàng ngành sữa" đạt tổng doanh thu 45.277 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 10.843 tỷ đồng, tăng trưởng 6,9%; lợi nhuận sau thuế đạt 8.967 tỷ đồng, tăng trưởng 7%.
Với kế hoạch cả năm đạt doanh thu 59.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10.690 tỷ đồng, sau 9 tháng, Vinamilk đã hoàn thành 76% mục tiêu doanh thu và 84% mục tiêu lợi nhuận năm.
Trong một diễn biến gần đây, ngày 30/9, Vinamilk đã chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tương đương 2.000 đồng/cổ phiếu. Ngày 15/10 là ngày thanh toán.
Cùng với đó, Vinamilk cũng chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 348,5 triệu cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 20%.(Xem thêm)
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) dự kiến năm 2020 bị lỗ trên 1.200 tỷ đồng. Hiện tại trung bình một tháng, công ty mẹ VNR bị hụt dòng tiền xấp xỉ 100 tỷ đồng.
Đại diện VNR cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và tác động rất lớn đến hoạt động vận tải đường sắt, tổng công ty đã phải cắt giảm 6/10 đoàn tàu tuyến Hà Nội - TP. HCM, đây là những đôi tàu mang lại doanh thu cao của tổng công ty. Các đoàn tàu địa phương khác cũng phải cắt giảm và chỉ tổ chức chạy tàu vào các ngày cuối tuần và một số tuyến phải dừng chạy tàu.
8 tháng đầu năm, doanh thu của công ty mẹ chỉ đạt 1.164,7 tỷ đồng, bằng 72,5% so với cùng kỳ và 55,5% kế hoạch năm; doanh thu hợp nhất toàn tổng công ty đạt 4.088,5 tỷ đồng, bằng 77,8% so với cùng kỳ và bằng 64,4% kế hoạch năm. Dự kiến cả năm 2020, VNR lỗ trên 1.200 tỷ đồng.
Dự tính tổng thâm hụt dòng tiền của VNR cả năm 2020 khoảng 1.000 tỷ đồng. Dự kiến năm 2020, với khoản lỗ 410 tỷ đồng của Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội và 357 tỷ đồng của Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn, 2 công ty này cũng sẽ bị hụt dòng tiền khoảng xấp xỉ 1.000 tỷ.
Nguyên nhân là 2 công ty này trong các năm vừa qua đã đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng đóng mới và cải tạo toa xe nên các năm tiếp theo gặp áp lực rất lớn về dòng tiền trả nợ gốc và lãi vay cho các ngân hàng thương mại.
Việc mất cân đối dòng tiền của các Công ty Vận tải đường sắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của công ty Mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do các công ty con này đang sử dụng dịch vụ của công ty Mẹ với số tiền dự kiến phải thanh toán cho công ty mẹ trong năm 2020 lên tới hơn 1.600 tỷ đồng.(Xem thêm)
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS, HoSE: GAS) vừa công bố thông tin về việc chấp thuận chủ trương thoái toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam (GAS South, HNX: PGS).
Tại báo báo tài chính của GAS South, tính đến ngày 30/6/2020, PV GAS nắm giữ hơn 17,6 triệu cổ phiếu PGS tương đương tỷ lệ sở hữu là 35,26%.
Báo cáo thường niên năm 2019 của PV GAS cho thấy giá gốc của khoản đầu tư vào GAS South là 226,5 tỷ đồng. Với thị giá của PGS trên thị trường chứng khoán (giá mở cửa phiên ngày 2/10/2020 là 15.400 đồng/cổ phiếu), nếu PV GAS thoái toàn bộ hơn 17,6 triệu cổ phiếu PGS thì số tiền thu về ước tính là 270 tỷ đồng.
Trong khi tình hình kinh doanh thời gian gần đây của GAS South được cho là không mấy khả quan. 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của GAS South đạt gần 2.300 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2019 và lỗ ròng 18,5 tỷ đồng, thì không ngoại trừ khả năng PV GAS đang muốn cắt lỗ tại doanh nghiệp liên kết hoạt động không hiệu quả thông qua việc thoái toàn bộ vốn góp tại GAS South.(Xem thêm)
Tổng cộng 2,2 triệu cổ phiếu DTN của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất sẽ rời sàn UPCOM từ ngày 21/10, kết thúc hơn 6 năm niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu DTN của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất trên sàn UPCOM từ ngày 21/10. Như vậy, 2,2 triệu cổ phiếu DTN sẽ còn khoảng 20 phiên giao dịch trước khi rời sàn niêm yết.
Theo HNX, việc hủy giao dịch với cổ phiếu DTN là do Diêm Thống Nhất không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng. Trong đó, báo cáo thường niên 2019 của nhà sản xuất diêm và bật lửa này cho biết công ty chỉ còn 45 cổ đông cá nhân, trong khi quy định của Luật chứng khoán yêu cầu công ty đại chúng phải có trên 100 cổ đông.
Việc Diêm Thống Nhất rời sàn UPCOM từ 21/10 cũng kết thúc hơn 6 năm niêm yết trên thị trường chứng khoán của thương hiệu vang bóng một thời này. Hiện tại, mỗi cổ phiếu DTN được giao dịch với giá 74.000 đồng/cổ phiếu (cuối ngày 1/10), cao gấp 12 lần so với giá niêm yết trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 23/6/2014.(Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.