Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thông tin từ Sở GTVT Tây Ninh cho biết, dự án cao tốc TP. HCM - Mộc Bài dài khoảng 50 km, trong đó có 23,7 km đi qua địa phận TP. HCM, đoạn đi qua địa phận tỉnh Tây Ninh dài 26,3 km.
Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, dự án có diện tích bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 223ha, diện tích thu hồi đất phục vụ dự án khoảng 231 ha, trong đó có 7,22 ha đất công.
Để thực hiện giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn tỉnh, tỉnh Tây Ninh dự kiến sẽ bố trí 1.532 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trên tổng số 7.433 tỷ đồng của dự án, phần kinh phí còn lại của TP. HCM.
Liên quan đến dự án, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM mới đây đã có văn bản gửi UBND Thành phố về việc đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. HCM-Mộc Bài; trong đó, trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trong tháng 5/2022.
Được biết, vào ngày 6/8/2021, UBND TP. HCM và UBND tỉnh Tây Ninh đã ký kết Kế hoạch số 2629/KH-UBND về phối hợp triển khai dự án đầu tư đường cao tốc TP. HCM-Mộc Bài.
Tháng 10/2021, Hội đồng Nhân dân TP. HCM đã thông qua Nghị quyết thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. HCM-Mộc Bài, theo phương thức đối tác công- tư (Hợp đồng BOT) với tổng vốn 15.900 tỷ đồng (giai đoạn 1).
Trước đó, cuối năm 2021, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý UBND TP. HCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án như đề nghị của UBND TP. HCM, UBND tỉnh Tây Ninh và sự thống nhất của Bộ Giao thông vận tải.
Dự án cao tốc TP. HCM-Mộc Bài theo quy hoạch có điểm đầu giao với đường Vành đai 3 (huyện Củ Chi, TP. HCM) và điểm cuối là khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh). Chiều dài toàn tuyến cao tốc là 50km, trong đó đoạn qua TP. HCM dài 23,7km.
Giai đoạn 1 của dự án có quy mô 4 làn xe, tổng vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức BOT. Đến nay, dự án này đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Các cơ quan chuyên môn thẩm định tham mưu UBND TP. HCM ký trình Bộ Kế hoạch & Đầu tư thẩm định vào tháng sau.
Khi hoàn thành, cao tốc áp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, giảm tải cho Quốc lộ 22, là tuyến giao thông cao tốc xuyên Á, kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế của khẩu, các đô thị của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế và khu vực kinh tế ASEAN.
Dự án sẽ phát huy lợi thế các tuyến cao tốc đã và đang được đầu tư xây dựng trong khu vực; góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, tạo bước đột phá để phát triển kinh tế-xã hội của khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.